October 2018

Các phương pháp phục hồi chức năng hiện nay

Phục hồi chức năng là một trong 3 lĩnh vực chính của y học bao gồm phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Với vai trò đặc biệt quan trọng, phục hồi chức năng là một ngành rất được quan tâm trong xã hội. Để giúp các bạn hiểu hơn thì bài viết sau sẽ chia sẻ các phương pháp phục hồi chức năng phổ biến nhất hiện nay. 1. Tổng quan về phục hồi chức năng Ngành phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học cùng các kỹ thuật khác nhằm giúp những người khuyết tật hồi phục các chức năng bị mất hoặc bị giảm, giảm thiểu các hậu quả của khiếm khuyết, tàn tật. Bên cạnh đó, đây còn là ngành giúp người bệnh thích nghi tốt hơn với môi trường sống, giúp họ đối mắt được với các vấn đề khi ở nhà hoặc ở cộng đồng. Phục hồi chức năng sẽ đảm bảo bệnh nhân hòa nhập xã hội tốt hơn, có những cơ hội bình đẳng hơn trong các hoạt động. Phục hồi chức năng đang ngày một chứng minh tầm quan trọng trong hoạt động y học ngày nay. Với thực tế có nhiều người khuyết tật cùng những người bệnh gặp vấn đề trong di chuyển, ngành phục hồi chức năng sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Nhờ đó sau khi trải qua trị liệu, bệnh nhân có thể vui chơi, học tập và hòa mình vào cộng đồng. Đặc biệt còn giúp thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với người tàn tật, khiếm khuyết. 2. Các phương pháp phục hồi chức năng Tùy theo từng bệnh nhân với mức độ khuyết tật khác nhau mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phương pháp phục hồi chức năng phù hợp nhất. Các phương pháp phục hồi chức năng sau sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động phục hồi chức năng hiện nay. 2.1. Sử dụng các kỹ thuật trong ngành y học Sử dụng kỹ thuật y học trong việc phục hồi là hoạt động trị liệu mà các bác sĩ tự mình hoặc phối hợp với các chuyên khoa khác thực hiện biện pháp nội khoa, ngoại khoa cùng nhiều kỹ thuật khác. Trong đó chủ yếu là dùng thuốc, phẫu thuật kết hợp với vật lý trị liệu. Kỹ thuật trong ngành y học rất đa dạng và phong phú, yêu cầu bác sĩ có sự phối hợp nhuần nhuyễn nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm đưa đến hiệu quả phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân. 2.2. Sử dụng các kỹ thuật phục hồi Một phương pháp phục hồi chức năng được sử dụng rất nhiều đó là sử dụng các kỹ thuật phục hồi, hay còn gọi là hoạt động trị liệu. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật không sử dụng tác động trực tiếp lên người khuyết tật mà áp dụng các hoạt động khác như ngôn ngữ trị liệu, vận động trị liệu hay tâm lý trị liệu…Những hoạt động này sẽ có tác dụng trong việc gia tăng sự phục hồi chức năng, ngăn ngừa tàn tật. Bên cạnh đó nó còn giúp bệnh nhân làm quen hơn với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. 2.3. Thay đổi thái độ tích cực của xã hội với người bệnh Trong các phương pháp phục hồi chức năng, hoạt động giúp đỡ người tàn tật hòa nhập cộng đồng và thay đổi thái độ của xã hội đối với họ đóng vai trò rất quan trọng. Những hoạt động như giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật (trường/lớp dành cho người mù, người điếc) hay dạy nghề và hướng nghiệp sẽ giúp bệnh nhân tự tin hơn khi trở lại cuộc sống thông thường. Cung cấp một số dụng cụ như chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình cũng giúp hoạt động của người khuyết tật trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. 3. Địa chỉ phục hồi chức năng hiệu quả Hiện nay có khá nhiều bệnh viện, trung tâm y tế hay đơn vị chuyên về phục hồi chức năng nhằm giúp người bệnh có được cơ hội hồi phục tốt nhất. Tuy nhiên để tìm được địa chỉ phục hồi chức năng uy tín không phải là một điều dễ dàng, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay. Những gợi ý về địa chỉ phục hồi chức năng sau sẽ giúp người bệnh lựa chọn được nơi phù hợp cho quá trình điều trị của bản thân Bệnh viện Phục hồi chức năng Địa chỉ: Số 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội Bệnh viện Bạch Mai – Trung tâm Phục hồi chức năng Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội Bệnh viện Việt Đức – Khoa Phục hồi chức năng Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội Viện chỉnh hình – Phục hồi chức năng Địa chỉ: Ngõ Hòa Bình 4, Minh khai, Hà Nội Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 1A Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: số 70 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP.HCM Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: số 38 Tú Xương, phường 7, quận 3, TP.HCM Phục hồi chức năng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc trả lại các chức năng của người bệnh mà còn giúp

Tìm hiểu về vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng

Điều dưỡng là một hoạt động thuộc lĩnh vực y học với nhiệm vụ chính của điều dưỡng viên là chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt trong phục hồi chức năng, điều dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân đạt được kết quả trị liệu tích cực nhất. Bài viết về vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động điều dưỡng trong lĩnh vực này. Xem thêm: Ngành điều dưỡng có dễ xin việc không ? Ngành điều dưỡng học những gì ? Học phí ngành điều dưỡng 1. Khái quát về ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực y khoa, là hoạt động kiểm tra tình trạng bệnh nhân và chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình điều trị cho đến khi phục hồi hoàn toàn. Bên cạnh đó, những người điều dưỡng viên còn đóng vai trò như những người bạn chia sẻ, trò chuyện với người bệnh, giúp học giải tỏa các lo lắng và thúc đẩy quá trình phục hồi. Một số nhiệm vụ chính của người điều dưỡng có thể kể đến như theo dõi, giám sát tình trạng bệnh nhân; hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc; thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe; lập kế hoạch giúp bệnh nhân và gia đình phòng ngừa tái bệnh,… Điều dưỡng viên trong phục hồi chức năng sẽ có vai trò đặc biệt khi học sẽ giúp đỡ người bệnh thực hiện các hoạt động phục hồi, giảm những khó khăn do khuyết tật gây nên và giúp người bệnh hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng. 2. Vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng Phục hồi chức năng là một lĩnh vực đặc biệt khi bệnh nhân sẽ bị giảm hoặc mất các chức năng của cơ thể, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy điều dưỡng phục hồi là một quá trình chăm sóc và phục hồi lâu dài, yêu cầu những hoạt động hỗ trợ đa dạng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động phục hồi. Vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng là cực kỳ quan trọng khi điều dưỡng viên là những người ở bên cạnh chăm sóc người bệnh trong quá trình phục hồi. Đặc biệt khi người bệnh gặp vấn đề về chức năng thì điều dưỡng viên sẽ là cầu nối của họ với bác sĩ cũng như cộng đồng. Nếu không có hoạt động điều dưỡng, người bệnh có thể khó khăn khi phục hồi cũng như khi hòa nhập trở lại với cộng đồng, xã hội. 3. Nhiệm vụ của ngành điều dưỡng trong phục hồi chức năng Bên cạnh nhiệm vụ thông thường của điều dưỡng viên, hoạt động điều dưỡng trong phục hồi chức năng còn có một số nhiệm vụ đặc biệt khác. Những nhiệm vụ chính sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động điều dưỡng trong quá trình phục hồi chức năng. Lập kế hoạch và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động phục hồi như vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu,… Phối hợp với bác sĩ đề ra và thực hiện các biện pháp phục hồi phù hợp, hiệu quả cho người bệnh. Giáo dục hướng dẫn cho người bệnh và gia đình cách chăm sóc và tự chăm sóc, giảm tác động của khuyết tật lên, giúp người bệnh thuận lợi hơn trong cuộc sống thường ngày. Chia sẻ, động viên tinh thần người bệnh giúp họ xua tan lo lắng và nỗi sợ do thương tật để lại cũng như thoải mái hơn trong quá trình hồi phục sức khỏe. Tạo không khí thoải mái, dễ chịu trong suốt thời gian trị liệu, đưa đến kết quả phục hồi tốt nhất. Giải thích, giáo dục cho người thân và mọi người xung quanh hiểu và đồng cảm với người khuyết tật, giúp học hòa nhập xã hội nhanh chóng hơn. 4. Yêu cầu đối với nhân viên điều dưỡng phục hồi chức năng. Đầu tiên, nhân viên điều dưỡng phục hồi chức năng phải có kiến thức chuyên môn vững chắc trong hoạt động điều dưỡng cũng như phục hồi chức năng. Đây là cơ sở để điều dưỡng viên thực hiện đúng và đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự phục hồi tốt nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, điều dưỡng viên cũng phải là người có tinh thần trách nhiệm, có lòng yêu nghề và khả năng ứng biến với các tình huống để đối mặt với một công việc khá vất vả như điều dưỡng phục hồi. Một yêu cầu quan trọng khác đối với điều dưỡng viên phục hồi chức năng đó là sự nhạy cảm và sự linh hoạt để đáp ứng những nhu cầu về thể chất và tình cảm của người bệnh, giúp họ có tinh thần tốt nhất để thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng. Điều dưỡng phục hồi là một hoạt động không thể thiếu trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh. Với vai trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng, điều dưỡng viên thực sự là nhân tố quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh nhân.