Sáng ngày 21/4, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã phối hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Trường ĐH khoa học tổng hợp nhân sinh (Nhật Bản) và Tập đoàn Taisei / Công ty TNHH quốc tế Vinata tổ chức Lễ hội Văn hóa Nhật Bản tại khuôn viên Nhà trường đã thu hút được đông đảo người dân tham dự. Nhật Bản là một nước có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc và rất độc đáo của Phương Đông. Nói đến Nhật Bản ta không chỉ nhớ tới hoa anh đào, rượu sake, mà ở xứ sở mặt trời mọc còn được biết đến với nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Và lễ hội Văn hóa Nhật Bản tại trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam hay còn gọi là Bunkasai là một trong số lễ hội đó. Bunkasai, lễ hội văn hoá là một sự kiện lớn được tổ chức hàng năm ở hầu hết các trường trung học và cả đại học ở Nhật Bản. Tuy gọi là lễ hội văn hoá, nhưng mục đích của nó không chỉ đơn thuần là giới thiệu về văn hoá mà đây còn là dịp để các câu lạc bộ và các học sinh trong trường thể hiện tài năng của mình, và các sinh viên trong trường có cơ hội để giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau. Phát biểu khai mạc Lễ hội, TS.Kusumi Mari chân thành cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đến trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam để được trải nghiệm các nét đặc sắc tại lễ hội đậm chất Nhật Bản như giới thiệu nét đẹp văn hóa, đất nước và con người Nhật Bản, được GS.TS. Nakayama Kazuhisa phân tích các điểm tương đồng giữa Nhật Bản và Việt Nam, thỏa thích vui chơi tại các gian hàng Nhật Bản, để từ đó được giao lưu văn hóa, gắn kết tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời tạo sân chơi cho các bạn sinh viên đang học tập tại trường. Gần 2 tháng trước khi lễ hội diễn ra, các lớp đã họp lại và đăng ký các hoạt động mà các bạn sinh viên mong muốn được thực hiện trong dịp lễ hội. Rất nhiều ý tưởng được đưa ra và nhanh chóng, Ban tổ chức lễ hội đã lựa chọn được các hoạt động chính sẽ diễn ra vào ngày 21/4 được chia thành gian hàng ẩm thực, gian hàng trò chơi và gian hàng đồ cũ. Một tuần trước lễ hội, không khí trong các lớp đã trở nên rất khẩn trương. Mọi người đều tập trung hết sức vào việc làm sao để gian hàng của mình thành công nhất. Phòng hội trường lớn và các gian hàng cũng bắt đầu được trang trí bằng những phụ kiện do chính các bạn sinh viên thực hiện. Bên cạnh đó, công tác quảng bá Lễ hội đã được triển khai trước một tháng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, gửi giấy mời đến các cơ quan, trường học và đối tác liên kết. Không chỉ quan tâm về nội dung chương trình, Nhà trường đã lên kế hoạch phương án phòng cháy chữa cháy và cấp cứu người bệnh nhằm đảm bảo sự an toàn cho cho khách hàng đến tham dự. Tất cả những công việc kể trên đều được làm sau giờ học và tranh thủ từng phút vào giờ nghỉ giải lao vì trong suốt thời gian chuẩn bị, các lớp học vẫn diễn ra bình thường. Với công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, Lễ hội Văn hóa Nhật Bản tại Nhà trường đã thu hút được rất đông Quý khách đến tham dự từ mọi miền Tổ Quốc, thậm chí cả khách hàng người Nhật Bản đang sinh sống tại Việt Nam. Tại Lễ hội, sinh viên lớp Điều dưỡng khóa II rất tỷ mỉ hướng dẫn các khách hàng nhí tại gian hàng các trò chơi dân gian của Nhật Bản (nghệ thuật gấp giấy Origami, …) ; gian hàng các món ăn Nhật Bản (Takoyaki, Okonomiyaki – bánh xèo nhật bản, dorayaki – bánh rán Dora) được thực hiện bằng đôi bàn tay khéo léo của sinh viên lớp Điều dưỡng khóa III đã chinh phục được phần lớn Quý khách yêu thích ẩm thực; hay gian hàng đá bào (Kakikori) đã nhanh chóng hết hàng khi sinh viên lớp Xét nghiệm khóa II phải phục vụ hết công suất mà vẫn không đủ đáp ứng … Bên cạnh đó, các tiết mục văn nghệ được chuẩn bị công phu nhằm mang đến những trải nghiệm đặc sắc, đa sắc màu trong ngày hội mỗi năm chỉ diễn ra một lần này. Kết thúc Lễ hội, sinh viên, cán bộ Nhà trường và Quý khách đến tham dự đã cùng nhau nhảy điệu Obon – Đây là điệu nhảy đã có hơn 600 năm lịch sự tại Nhật Bản để tưởng nhớ, tri ân và cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Đây là lần đầu tiên, trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam tổ chức lễ hội Văn hóa đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí vui vẻ, an toàn, để lại những ấn tượng đẹp trong lòng quý khách. Một số hình ảnh lễ hội: GS.TS. Nakayama Kazuhisa giới thiệu các lễ hội tại Nhật Bản Sinh viên khóa III với điệu nhảy Soran-bushi sổi động Bài diễn kịch “Người vợ hạc” trên nền giọng hát xúc động của sinh viên khóa II Bài hát “Tình về nơi đâu” được thể hiện bởi giọng hát đầy nội lực của sinh viên khóa III Gian hàng trà đạo thu hút được nhiều khách hàng đến thưởng thức tiệc trà theo phong cách Nhật Bản Gian hàng ẩm thực Nhật Bản lúc nào cũng chật kín khách Gian hàng vẽ mặt nạ cáo của