Có gì trong phòng thực hành của Khoa Điều dưỡng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
Với các bạn học chuyên ngành Điều dưỡng, nỗi sợ hãi nhất khi đi lâm sàng là gì? Với tôi đó là lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật tiêm, truyền trên người bệnh. Tôi đã từng rất lo lắng không biết mình có thao tác thành công kỹ thuật này hay không, bởi trước đó tôi chỉ được tham gia những giờ học thực hành ít ỏi với dụng cụ thô sơ. Chính vì thế tôi hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ thuật tiền lâm sàng. Và giờ đây, khi là một nhân viên y tế, tôi cảm thấy tự hào vì là một thành viên trong đại gia đình THUV. Đây là nơi tôi có thể hướng dẫn cho các bạn sinh viên thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng một cách dễ dàng nhất. Mỗi mô hình có những thiết kế và chức năng riêng biệt nhằm hỗ trợ cho sinh viên thực hành một cách thuận lợi và đúng kỹ thuật. Và điều đặc biệt của các mô hình này là lớp biểu bì được thiết kế bằng một phương pháp đặc biệt rất gần với cơ thể sống và hầu như không để lại vết kim đâm ngay cả khi sinh viên thực hành nhiều lần. Các mô hình thực tập ở THUV đều đươc nhập khẩu từ Nhật Bản, do vậy chúng được thiết kế tinh vi từ những chi tiết nhỏ nhất. Các bạn thấy đó, việc thực tập trên những trang thiết bị hiện đại sẽ giúp các bạn tự tin hơn, và việc học tập sẽ thú vị hơn rất nhiều. Hãy đến đây và học tập cùng chúng mình nhé. Mô hình tiêm bắp sâu – mô phỏng tiêm bắp thịt cho cơ mông. Tất cả các mốc giải phẫu quan trọng cho tiêm bắp sâu đều được thiết kế chính xác và có thể xác nhận bằng cách sờ nắn. Cảm biến phức tạp tích hợp sẵn sẽ tự động xác định kết quả của việc thực hành tiêm bắp sâu và thông báo cho sinh viên bằng đèn và còi để xác nhận vết đâm có chính xác hay không. Mô hình lấy máu, kết hợp tiêm truyền tĩnh mạch. Là mô hình được sử dụng chất liệu đặc biệt có cảm giác như da người khi chạm vào. Hệ thống mô phỏng tuần hoàn máu tự động. Thiết kế hệ thống tĩnh mạch chữ M ở nếp gấp khuỷu tay giúp sinh viên thực hành nhuần nhuyễn các kỹ thuật. Mô hình truyền tĩnh mạch. Là mô hình có thể đeo, gắn lên mô hình búp bê hoặc lên người thật. Bề mặt của da sử dụng một loại nhựa đặc biệt không dễ bị rò rỉ. Vị trí tĩnh mạch có thể sờ thấy và có thể xác nhận bằng trực quan. Mô hình tiêm bắp nông và tiêm dưới da. Cũng là loại mô hình có thể đeo, gắn lên mô hình búp bê hoặc lên người thật. Vị trí tiêm có thể được xác nhận bằng cách sờ nắn. Cảm giác của da và bộ xương tương tự như cơ thể sống, điều này góp phần rất lớn vào việc sinh viên có thể tiếp thu tốt các kỹ thuật tiêm bắp và tiêm dưới da. Vì là loại đeo được, sinh viên có thể thực hành riêng biệt bằng cách đóng vai điều dưỡng và người bệnh, qua đó từ vị trí của người bệnh, sinh viên có thể hiểu được cảm giác cũng như sự lo lắng mà người bệnh hay gặp phải. Dương Thị Thu Hương ? ? ☘ ☘ ️? ️?? ? ☘ ☘ ️? ️?? ? ☘ ☘ ️? ️?? ? ☘ ☘ ️? ️?? ? ☘ ☘ ️? ️?? ? ☘ ☘ Giới thiệu tác giả Giảng viên khoa điều dưỡng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam 2 năm làm việc tại Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông – Tp Vinh – Nghệ An 3 năm làm việc tại Bệnh viện Showa – Tp Shimonoseki – tỉnh Yamaguchi – Nhật Bản Tuyển sinh