December 2021

NHẬT KÝ HỌC TẬP- MÔN HỌC GIẢI PHẪU

Chào các bạn, Bài viết này mình sẽ chia sẻ về một chủ đề rất thú vị. Đó là Giải phẫu học. Đây là môn học đặc thù của ngành y, nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người. Có lẽ với bất kỳ một sinh viên y khoa nào, Giải phẫu luôn mang lại nhiều điều thú vị và hứng thú. Tuy nhiên, đây cũng là môn học rất khó phải không các bạn? Mình còn nhớ như in ngày đầu tiên khi học môn học này, những bài giảng lý thuyết của các thầy cô trên giảng đường với nhiều hình ảnh về các cấu trúc trong cơ thể người làm mình rất tò mò rồi thực sự bị cuốn hút và say mê. Hôm nào mình cũng phải đi thật sớm để được ngồi bàn đầu. Các thầy cô vừa giảng, vừa cầm viên phấn đủ màu vẽ lên bảng, mà hình vẽ thì rất đẹp và giống như thật. Rồi đến những buổi thực hành tại Viện giải phẫu ở phố Yec-Xanh, đó là lần đầu tiên khoác trên mình chiếc áo blu trắng, cảm xúc thật lâng lâng. Bước vào phòng thực hành là một cảm giác cay mắt và mũi bởi mùi formol ngâm xác người sộc lên. Phía xa xa là bàn, ghế và rất nhiều mô hình, tranh, ảnh về cấu trúc cơ thể con người. Dưới mỗi cái bàn đều có một thùng dài ngâm một xác người trong formol. Khi giảng, các thầy cô sẽ đưa xác lên trên mặt bàn để sinh viên có thể quan sát học tập. Cái xác thì màu xám nâu, cả cơ, động mạch, tĩnh mạch, thần kinh hay nội tạng đều màu xám cả. Thật khác với khi xem ảnh trên Atlat, trên Atlat dễ nhìn hơn vì động mạch được vẽ màu đỏ, tĩnh mạch màu xanh hay thần kinh thì màu vàng. Đến giờ giải lao, là nghịch ngợm khi cầm xương đùi, xương cẳng chân trêu nhau. Những khoảnh khắc đó thật tinh nghịch và khó quên. Nó đem lại cho mình sự đam mê và yêu thích đặc biệt đối với môn học này. Lịch sử ra đời của giải phẫu học được bắt nguồn từ thời Ai Cập cổ đại. Về sau, Hyppocrate đã dạy giải phẫu ở Hy Lạp. “Người Cha của Y học” cũng cho rằng “Khoa học y học bắt đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thể con người”. Ông là người đầu tiên sử dụng từ “Anatomy” có nghĩa là chia cắt và phẫu tích để mô tả về Giải phẫu đại thể. Hiện nay, có ba cách mô tả giải phẫu đó là: Giải phẫu hệ thống, giải phẫu vùng và giải phẫu bề mặt. Giải phẫu hệ thống hay được giảng dạy trong trường Y hơn cả. Môn học Giải phẫu có tầm quan trọng rất lớn trong ngành Y. Có thể nói Giải phẫu là môn cơ sở của các môn cơ sở, là nền tảng cho các môn chuyên ngành và lâm sàng. Nếu chúng ta không biết gì về hình thái, cấu trúc các cơ quan trong cơ thể, thì thật khó để mô tả một trường hợp bệnh lý, chẩn đoán và chăm sóc, đôi khi còn có những quyết định sai lầm. Cho nên bác sỹ Mukhin người Nga đã nói rằng: “Người thầy thuốc mà không có kiến thức về giải phẫu học thì chẳng những vô ích mà còn có hại”. Với tầm quan trọng như vậy, làm thế nào để chúng ta có thể học tốt môn học này? Thực ra giải phẫu không khó như các bạn nghĩ. Vấn đề là chúng ta phải có phương pháp học tập hiệu quả vì môn học này luôn được dạy vào năm thứ nhất, nên nhiều bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm và chưa biết cách học. Trước hết, các bạn cần phải chăm chỉ. Vì khối lượng kiến thức lớn, hơn nữa lại mới hoàn toàn và nhiều kiến thức cần phải học thuộc lòng. Do vậy, nếu chúng ta không chăm chỉ học tập, thì sẽ chẳng thể nào nhớ hết được. Mỗi ngày các bạn nên dành 30 phút đến 1 giờ để học và nên học ngay sau buổi giảng của các thầy cô sẽ nhớ nhanh hơn. Đặc biệt, không nên để đến sát ngày thi mới học. Lúc đó có bù đầu học cả ngày lẫn đêm cũng sẽ không kịp và không hiểu sâu kiến thức, dẫn đên không nắm chắc được bài. Khi đã có sự chăm chỉ rồi, phương pháp học cũng là yếu tố quan trọng. Đối với giải phẫu, có một phương pháp học rất tốt giúp các bạn nhớ bài rất nhanh và lâu đó là phương pháp học bằng vẽ hình. Trước hết, chúng ta sẽ đọc sách, xem hình ảnh trong Atlas sau đó tưởng tượng lại hình thể, cấu trúc, đường đi và liên quan của một cơ quan nào đó rồi dùng bút chì, bút mầu vẽ lại ra giấy. Sau khi vẽ xong, các bạn tiếp tục chú thích các mốc giải phẫu cần phải nhớ. Hãy lưu lại tất cả hình vẽ đó để khi cần, chúng ta có thể xem lại được. Bạn nên vẽ đi vẽ lại nhiều lần đến khi thuộc mới thôi. Bạn không nhất thiết phải là người có năng khiếu vẽ vì vẽ đẹp được thì tốt, vẽ chưa đẹp nhưng vẽ đúng thì cũng đều hiệu quả như nhau. Ngoài cách học bằng phương pháp vẽ, các bạn kết hợp với phương pháp xem tranh, ảnh trên Atlas. Khi xem tranh ảnh sẽ ấn tượng và nhớ lâu hơn là đọc một bài chỉ toàn lý thuyết. Hiện có rất nhiều Atlas giải phẫu khác nhau và đều có ở thư viện của THUV, trong đó quyển của Bác sỹ, họa sỹ Frank H. Netter

BÁC SĨ ĐẶNG VĂN NGỮ – QUAN ĐIỂM SỐNG VÀ NHỮNG PHẨM CHẤT ĐÁNG QUÝ

Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, người đã tìm ra loại nấm có thể tổng hợp Penicillin (nước lọc Penicillin), góp phần không nhỏ cho kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Đặng Văn Ngữ sinh ngày 04 tháng 04 năm 1910, quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông được sinh ra trong một gia đình nhà nho. Tuy nhiên, con đường học tập của Đặng Văn Ngữ cũng không được thuận lợi. Trong tự thuật ông từng nói “…Vì học dốt, nên mỗi năm tôi phải đổi trường để xin lên lớp trên, nếu không nhất định phải lưu ban…” Ông từng thi trượt vào trường Quốc học Huế, phải học lại một năm lớp nhất trường Giòng. Trường Giòng là trường tư nên không phải thi. Với những nỗ lực không ngừng của bản thân, ông đã dần tiến bộ. Trong một kỳ thi “Thành chung” trong hơn 40 học sinh trường Giòng đi thi chỉ có 2 người đỗ trong đó có Đặng Văn Ngữ. Sau đó ông được bố mẹ cho ra Hà Nội học ở Ban tú tài bản xứ mới thành lập ở trường Bưởi. Năm 1930, ông thi đỗ tú tài bản xứ và tú tài Tây, sau đó nhận được học bổng và theo học tại trường Y dược – thuộc đại học Đông Dương, năm 1937 thì tốt nghiệp Y khoa bác sĩ. Học đến năm thứ 2 Y khoa, ông được bố mẹ hỏi vợ cho là cô con gái 14 tuổi của Thượng thư bộ hình triều đình Huế – Tôn Thất Đàn (bà Tôn Nữ Thị Cung). Sau khi thi xong bác sĩ ông mới chính thức làm lễ cưới. Suốt thời gian “Làm rể” 6 năm ông chưa một lần thấy mặt bà Tôn Nữ Thị Cung. Trong thời gian học ở trường Đại học Y dược ông luôn đứng đầu lớp. Ông bắt đầu nghiên cứu và thích công việc nghiên cứu từ năm thứ 3 trung học. Sau khi kết thúc khóa học vì yêu thích nghiên cứu khoa học ông đã tình nguyện xin ở lại làm trợ lý cho trường Đại học Y khoa và chỉ được lĩnh phụ cấp mỗi tháng 60 đồng, không có lương (Nếu làm bác sĩ, mở phòng khám bệnh mỗi tháng có thể thu được 500-600 đồng, nếu vào ngạch bác sĩ bệnh viện lương tháng chừng 300 đồng). Năm 1941 Massuo Ota, một giáo sư Nhật Bản nghiên cứu về nấm sang thăm Việt Nam, từ cơ duyên này sau đó ông được gửi sang Nhật với tư cách là một phái viên của trường Đại học y dược. Sau khi sang Nhật, buổi sáng ông đi học tiếng Nhật, chiều đi nghiên cứu tại trường Đại học trong bộ môn của Giáo sư Ota. Ông cũng nhiều lần được đại sứ Pháp tại Nhật Bản lúc bấy giờ là Henry Cosmeno mời đến khám bệnh do không tin tưởng các bác sĩ Nhật Bản thời bấy giờ. Sau này khi chiến tranh Nhật – Mĩ diễn ra, ông cũng đã cứu chữa rất nhiều người dân Nhật Bản và được Thành phố Tokyo tặng bằng khen vì đã có công cứu chữa cho người dân thời kỳ Mĩ ném bom trong đại chiến thế giới lần 2. Năm 1945 ông được Giáo sư Ota tìm và nói ở Mĩ đã chế được Penicillin từ mốc xanh và bảo Đặng Văn Ngữ tìm tất cả các mốc xanh ở khắp mọi nơi xem loại nào có khả năng nhả chất kháng sinh không? Từ đó Đặng Văn Ngữ đã tìm ra một loại nấm có khả năng tiết ra Penicillin. Sau đó nghe theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến ông đã về nước với hành trang mang theo là hai bộ quần áo và một giống nấm penicillin. Năm 1949, ông quay trở về Việt Nam tham gia cuộc kháng chiến, tại chiến khu Việt Bắc ông đã nghiên cứu thành công Penicillin giúp điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn cho chiến sĩ, quân nhân. Vào ngày 01 tháng 04 năm 1967, Đặng Văn Ngữ và các đồng nghiệp của mình đã hy sinh bởi một cuộc ném bom B52 của kẻ thù. Bấy giờ, bác sĩ Đặng Văn Ngữ mới 57 tuổi, đang tuổi sung sức đối với người nghiên cứu khoa học tràn đầy nhiệt huyết vì một chí hướng cao đẹp. Giáo sư Đặng Văn Ngữ luôn mong muốn được cống hiến hết mình cho tổ quốc, không màng đến vinh hoa phú quý, lợi lộc. Với ông, được phục vụ tổ quốc, nhân dân, cứu người là niềm hạnh phúc lớn nhất. Đây cũng chính là kim chỉ nam sống của người thầy thuốc tài năng này. Trong những tháng ngày nghiên cứu vacxin chữa trị bệnh sốt rét ông quan niệm: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Qua đó có thể thấy được tình yêu nước sâu đậm, trách nhiệm và đam mê với nghề Y của giáo sư Đặng Văn Ngữ. Một người thầy thuốc không quản khó khăn, gian khổ, ngày đêm ông vẫn miệt mài nghiên cứu mang hết Tâm – Sức – Trí để có thể tìm ra các loại thuốc, vacxin sớm nhất. Qua đây chúng ta cũng nên trau dồi và học hỏi những phẩm chất đáng quý của vị giáo sư tài năng Đặng Văn Ngữ: Đó là tinh thần sáng tạo, đam mê làm việc, luôn sống trong sạch, liêm khiết hết mình vì nghề nghiệp, tổ quốc. Đặc biệt, ông luôn giữ cho mình được cái tâm, cái đức vốn có của của người thầy thuốc Việt Nam. Nguồn: Cuốn ĐẶNG VĂN NGỮ- Một trí thức lớn- Một nhân cách lớn, Nhà xuất bản y học  

MÓN ĂN DỊP NĂM MỚI

Chào các bạn! Tại Việt Nam các bạn thường làm gì vào dịp TẾT? Tại Nhật Bản từ ngày 1/1 đến ngày 15/1 hàng năm có rất nhiều sự kiện và lễ hội được tổ chức. Một trong số đó là tập quán ăn món “Ozoni”. Vậy Ozoni là món ăn như thế nào? Nhìn vào âm hán (âm hán của món ăn là TẠP CHỬ; TẠP = LẪN LỘN, TẠP NHAM, CHỬ = NẤU, THỔI) của từ chắc các bạn sẽ nghĩ rằng đó là “nấu/thổi nhiều thứ”? Đúng như tên gọi của nó, đây là món ăn được trộn bởi nhiều nguyên liệu sau đó nấu thành canh. Vậy tại sao, vào dịp đầu năm mới người Nhật Bản lại ăn món ăn này? Trong Ozoni người ta thường cho bánh dày vào. Đối với người Nhật Bản, từ thời xa xưa bánh dày được xem là món ăn của “Nắng”. Chính vì vậy, khi đón năm mới, họ sẽ dâng Ozoni cùng các lễ vật khác lên các vị thần và tổ tiên. Món bánh dày có trong Ozoni được dâng lên các vị thần và tổ tiên với ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn về những thu hoạch của năm cũ, bình an vô sự và cầu mong cho năm mới được mùa màng bội thu, gia đình được bình an. Vậy trong món Ozoni ngoài bánh dày ra, còn những nguyên liệu nào khác nữa? Điều thú vị là có rất nhiều loại Ozoni trên khắp đất nước Nhật Bản. Các bạn muốn ăn thử loại Ozoni nào?Tất cả các món Ozoni này đều trông rất ngon nên thật khó quyết định phải không? Bạn có muốn đi vòng quanh đất nước Nhật Bản để thưởng thức hết tất cả các món Ozoni! Hãy đến và cùng chúng tôi trải nghiệm các bạn nhé. Tại bet365it (THUV), thông qua các sự kiện của trường, sinh viên và khách thăm quan có thể trải nghiệm văn hóa của Nhật Bản. Hãy đến và tham quan và trải nghiệm trường chúng tôi nhé. Chúng tôi luôn chào đón bạn! Cô Yokosawa Kaori – Giảng viên khoa Kỹ thuật phục hồi chức năng 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ

Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội. Đó là sự yêu thương, gắn bó, biết ơn và trân trọng giữa hai thế hệ. Thầy cô giáo là người mang trong mình sứ mệnh giáo dục, lòng nhiệt huyết và trái tim tràn đầy tình yêu thương với học trò. Học trò không chỉ được tiếp thu tri thức từ thầy cô giáo truyền đạt lại mà còn là người được thầy cô chia sẻ những kinh nghiệp quý giá trong cuộc sống. Tình cảm đó được nuôi dưỡng và bồi đắp qua rất nhiều thế hệ và trở thành nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, thầy cô trở thành người vô cùng đặc biệt đối với học trò. Đó không phải bởi vì thời gian gắn bó ngắn hay dài, mà đó là sự gắn kết bởi lòng biết ơn thầy cô đã hết lòng dìu dắt học trò ở những tiết học trên lớp, những buổi học phụ đạo. Tại trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam, trải qua 6 năm hình thành và phát triển, tình thầy trò vẫn luôn luôn thiêng liêng và để lại ấn tượng khó phai trong mỗi thầy cô, sinh viên. Dù có nhiều cách thể hiện tình cảm đó, nhưng tôi tin đó luôn là tình cảm trong sáng, tốt đẹp mà mỗi khi nghĩ về nó, các thầy cô và học trò đều rưng rưng xúc động. Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo các chuyên ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật xét nghiệm y học. Nếu bạn quan tâm, hãy đến tham quan và trải nghiệm cùng chúng tôi nhé. Chúng tôi luôn chào đón bạn! Nguyễn Hằng Hải- Phòng hành chính tổng hợp 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Trang chủ

MÙA ĐÀO CHÍN ĐẦU TIÊN TẠI bet365it

Ở Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, có thể với nhiều người, kỉ niệm ấn tượng là những giờ lên lớp, những dịp tổ chức hoạt động ngoại khóa, vui chơi cùng sinh viên, hay những gì liên quan đến văn hóa Nhật Bản. Với tôi, kỉ niệm ấn tượng luôn là thứ gì đó thật độc – thật lạ và khác với bình thường một chút. Trong suốt 5 năm công tác tại trường, chứng kiến biết bao đổi thay, những điều thú vị diễn ra hàng ngày. Rổi khi mùa xuân tới, cây đào ngày nào còn ra hoa cũng đã cho ra những trái quả đầu tiên. Có thể nói đó là một năm thu trái với Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Những cây đào được trồng ở sân cỏ khu khuôn viên trường mới ngày nào vẫn còn là những cây khẳng khiu, mang sắc hồng thắm của ngày tết, sau những tháng ngày được đất nuôi dưỡng, đã kết trái xum xuê. Những trái đào hồng hồng nhỏ xinh trên cây làm ai cũng thích thú. Không khó để hái quả vì cây khá thấp. Từ khi quả chín, hàng ngày cứ đến giờ giải lao, tôi cùng với các đồng nghiệp đều thích thú khi ra hái quả. Mỗi lần hái, tôi đều chọn quả to và chín hồng rồi cho vào một cái túi để thưởng thức. Vì là đào được trồng tự nhiên nên mùi thơm rất đặc trưng, chất quả rắn chắc, giòn ngọt pha lẫn vị chua. Mỗi lần ăn là một lần mê mẩn. Mong sao năm tới, những cây đào này là tiếp tục nở những bông hoa rực rỡ sắc hồng kết nhiều quả ngọt. Nó cũng chính là trái ngọt như lứa sinh viên sau 4 năm học vất vả đã tốt nghiệp Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Với tôi, đó mãi mãi là một mùa đào không thể nào quên! Năm tới nếu đào ra nhiều trái, mời quý phụ huynh và các em học sinh đến tham quan để cùng thưởng thức nhé! Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam luôn chờ đón các bạn! Th.S Lê Thị Thanh Thủy-Phòng hành chính tổng hợp 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 //4pal.net/info/%e6%97%a5%e6%9c%ac%e8%aa%9e%e6%95%99%e5%93%a1%ef%bc%88%e5%b0%82%e4%bb%bb%ef%bc%89%e5%8b%9f%e9%9b%86/

NỒNG ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DUNG DỊCH CỒN SÁT KHUẨN

Dung dịch có nồng độ cồn 70% (Chính xác là cồn Etylic) đang được chúng ta sử dụng làm dung dịch cồn sát khuẩn. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đều đã được học tại trường THPT kiến thức đó là cồn vì nhẹ hơn nước nên tùy vào sự điều chỉnh mà ý nghĩa về phần trăm (%) nói đến ở đây là khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta hãy cũng suy nghĩ xem, 70% dùng để sát khuẩn là giá trị được điều chỉnh như thế nào. Vì tổng dung lượng kết hợp giữa 70 cồn và 30 nước (đơn vị tính mL) nhỏ hơn 100mL, nên không đạt được % mong muốn. Điều này cũng sẽ sai khác ít nhiều tùy vào nhiệt độ. Việc thêm nước vào 70mL cồn (Etylic) để biến tổng thể tích thành 100mL được gọi là 70% cồn và được hiển thị dưới dạng v/v%. Mặt khác, nếu điều chỉnh tỷ lệ cồn và nước theo trọng lượng thì nó sẽ là phần trăm trọng lượng (w/w%). Nồng độ của cồn sát khuẩn chủ yếu được hiển thị ở dạng v/v%, còn Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization / WHO) lại đang áp dụng nồng độ cồn có hiệu quả trong việc sát khuẩn là 60~80 v/v%. Tuy nhiên, không phải cứ là cồn 70% thì có tác dụng sát khuẩn đối với tất cả các loại vi khuẩn, virus. Trong thế giới vi khuẩn và virus, có những loại được bao phủ bởi một lớp màng rất cứng và cồn không thể thâm nhập vào bên trong lớp màng này. Do vậy, cồn không có hiệu quả đối với những loại vi khuẩn, virus như vậy. Những loại vi khuẩn này được gọi là “Vi khuẩn hình thành nha bào (Spore-forming bacteria), bao gồm các loại như Vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), Vi khuẩn gây bệnh đường ruột (Clostridium difficile), Vi khuẩn gây ngộ độc (Clostridium botulinum), Vi khuẩn than (Bacillus anthracis). Ở virus thì có Norovirus là loại virus có khả năng truyền nhiễm cao và đặc trưng của nó là gây ra bệnh tiêu chảy. Loại virus này được bao phủ bởi một lớp màng cứng không có vỏ bọc nên cồn cũng không có hiệu quả với nó. Cũng có độc giả đặt ra câu hỏi rằng vậy những loại cồn có nồng độ cao có hiệu quả với những loại vi khuẩn, virus này hay không? Nếu nồng độ cồn quá cao sẽ làm đông cứng protein của màng tế bào và protein tồn tại bên trong tế bào. Khi hiện tượng này xảy ra, sự xâm nhập vào bên trong của cồn bị cản trở, dẫn đến làm giảm hiệu quả sát khuẩn. Đối với những loại vi khuẩn, virus cồn không mang lại hiệu quả thì người ta hay sử dụng dung dịch Natri hypoclorit 0,02~0,1%. Hiện nay, để thực hiện đối sách cho Covid-19, thì việc khử trùng tay bằng cồn đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nếu chúng ta yên tâm với việc sử dụng cồn để sát khuẩn tay thì có thể nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột và bệnh tiêu chảy sẽ tăng cao. Đừng chỉ an tâm với việc sát khuẩn tay mà hãy thực hiện rửa tay để bảo vệ bản thân nhé. TS.Shukoh Yamadate – Trưởng khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật xét nghiệm Y học

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI TIÊM PHÒNG

Sau khi tiêm phòng vaccine, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra miễn dịch để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Đây là cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, phản ứng tạo miễn dịch của cơ thể có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn và tùy từng mức độ mà cần có sự can thiệp nhanh chóng của nhân viên y tế. Do vậy, sau khi tiêm phòng chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây: 1. Nghỉ ngơi tại cơ sở y tế 30 phút: + Nếu thấy có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp trống ngực, khó thở cần báo ngay cho nhân viên y tế. + Nếu sau 30 phút không có triệu chứng bất thường gì thì có thể ra về và tiếp tục theo dõi tại nhà. 2. Theo dõi sức khỏe tại nhà: + Theo dõi nhiệt độ cơ thể: Nếu không cảm thấy sốt thì đo nhiệt độ vào buổi sáng và buổi chiều theo thời gian cố định. Trường hợp sốt, cần đo nhiệt độ thường xuyên hơn. Chi tiết theo bảng sau: Nhiệt độ cơ thể Cách xử trí tại nhà 36°C ~ 37,4°C Sinh hoạt như bình thường, tránh hoạt động, lao động nặng nhọc. 37,5°C ~ 38,4°C – Theo dõi nhiệt độ 2h/1 lần. – Nghỉ ngơi nhiều hơn, chỉ làm các công việc cần thiết một cách nhẹ nhàng. – Uống nhiều nước (Ưu tiên các loại nước có nhiều điện giải, vitamin như nước dừa, nước cam…) – Ăn thêm nhiều hoa quả, thực phẩm dễ tiêu hóa. – Nếu tay chân không có cảm giác lạnh thì chườm mát tại trán, nách, bẹn…giúp tạo cảm giác thỏa mái và giúp hạ nhiệt. Trên 38,5°C – Dùng thuốc hạ sốt thông thường (Nếu không có tiền sử dị ứng) – Đo lại nhiệt đô sau 30 phút. + Nếu giảm sốt thì thực hiện như khi sốt 37,5°C – 38,4°C + Nếu sốt duy trì 38°C ~ 38,9°C, tiếp tục theo dõi thêm 30 phút, nếu sốt không giảm thì cần đến cơ sở y tế. + Sốt vẫn tiếp tục tăng: Ngay lập tức đến cơ sở y tế. – Nghỉ ngơi nhiều hơn, chỉ làm các công việc cần thiết một cách nhẹ nhàng – Uống nhiều nước (Ưu tiên các loại nước có nhiều điện giải, vitamin như nước dừa, nước cam…) – Ăn thêm nhiều hoa quả, thực phẩm dễ tiêu hóa. – Nếu tay chân không có cảm giác lạnh thì chườm mát tại trán, nách, bẹn…giúp tạo cảm giác thỏa mái và giúp hạ nhiệt.   + Đau đầu, đau cơ, đau hoặc sưng nhẹ vị trí tiêm: Không cần xử lý gì đặc biệt, chú ý không vận động mạnh cánh tay tiêm. Khi tắm gội không nên xối nước, cọ xát mạnh, trách va đập, tì đè lên vị trí tiêm. Đăc biệt, không nên đắp các loại lá, củ lên vị trí tiêm vì có nguy cơ gây viêm nhiễm tại chỗ. + Đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu sau: tê xưng quanh môi, lưỡi, run chân tay tự phát, buồn nôn, đau quặn bụng, sưng to hoặc đau buốt vị trí tiêm, ngứa tăng lên, nổi mẩn, choáng váng mà chưa gặp trước đó, hồi hộp trống ngực, khó thở, ý thức giảm… và các dấu hiệu bất thường khác. Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam hiện đang đào tạo các chuyên ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật xét nghiệm y học. Hãy đến tham quan trường chúng tôi và trải nghiệm môi trường học tập mang phong cách Nhật Bản nhé. Chúng tôi luôn chào đón bạn!                                                                 Tác giả:Cô Đinh Thị Liễu- Giảng viên khoa Điều dưỡng 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Điều dưỡng

⛅⛅⛅KHI MÂY CHUYỂN MÀU

Tháng 12 hàng năm ở Nhật Bản rất lạnh. Ngày xưa mọi người thường ngồi cạnh lò sưởi và ăn quýt còn trào lưu bây giờ là ngồi cạnh lò sưởi và ăn kem các bạn ạ. Có một câu nói rất hay mà chắc các bạn đã từng nghe là “ÔN CỐ TRI TÂN – Onkochishin”. Nó có nghĩa là ôn lại cái cũ, cái đã qua để có thể biết thêm, hiểu rõ thêm về cái mới, cái hiện tại. Những năm gần đây cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật tính năng chụp ảnh trên các điện thoại di động ngày càng được nâng cao, vì vậy người ta có thể chụp được rất nhiều những bức ảnh đẹp. Có rất nhiều người có sở thích chụp ảnh mây, nhưng màu của mây là màu gì? Màu trắng, màu đỏ, màu đen hay các sắc màu của cầu vồng? Vô cùng kỳ diệu phải không các bạn? Màu của mây là màu trắng nhưng màu này có thể thay đổi. Lý do là vì có ánh sáng mặt trời. Nhà toán học người Anh- Einstein đã giải thích về bước sóng của năng lượng và tốc độ của ánh sáng. Nếu học về bước sóng của ánh sáng, các bạn có thể hiểu được về tia bức xạ. Một trong những điều cần tìm hiểu về bức xạ là bước sóng của ánh sáng. Vậy, bước sóng của tia bức xạ là bao nhiêu nm? Nếu theo học các tiết học theo phong cách Nhật Bản tại khoa kỹ thuật hình ảnh y học thuộc THUV, các bạn có lẽ sẽ hiểu hơn về rất nhiều hiện tượng như vậy. Các bạn có hứng thú với những thứ ánh sáng vô hình, những tia bức xạ- thứ không thể nhìn thấy được bằng mắt thường không? Hãy đến với THUV để chúng ta cùng khám phá nhé. bet365it luôn mong chờ được gặp bạn. Tôi đang tự học tiếng Việt, nhưng tôi thấy tiếng Việt rất khó. Vì vậy tôi cũng hiểu được rằng các bạn sinh viên THUV đang học tiếng Nhật cũng rất khó khăn. Tôi mong rằng một lúc nào đó có thể nói chuyện với các bạn bằng tiếng Việt. Hẹn gặp lại các bạn!                                                      TS. Kuriyama Takumi- Giảng viên khoa kỹ thuật hình ảnh y học                                                           Chủ yếu giảng dạy nội dung liên quan đến tia bức xạ 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học