ỨNG DỤNG CỦA PET/CT TRONG SÀNG LỌC VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ
PET/CT là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hiện đại được sử dụng trong hình ảnh Y học. Tại Việt Nam PET/CT không còn mới, tuy nhiên mức độ phổ biến của kỹ thuật này vẫn chưa cao do giá thành đắt đỏ. Dược chất phóng xạ là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của chẩn đoán. Một số dược chất phóng xạ được sử dụng phổ biến trong PET/CT là 15O-labeled water, 13N-labeled ammonia, 11C-labeled methionine, 11C-raclopride 18FDG-labeled, 68Ga-labeled, 82Rb-labeled… Tùy vào mục đích sử dụng và cơ sở vật chất của từng bệnh viện mà việc sử dụng dược chất phóng xạ đa dạng hay hạn chế. Cho đến nay, dược chất phóng xạ được sử dụng phổ biến nhất để chụp PET/CT là 18FDG, một chất phóng xạ hoạt động tương tự như glucose phân bố trong các mô có chuyển hóa glucose tích cực. Điều này làm cho FDG trở thành loại dược chất hữu hiệu cho rất nhiều ứng dụng lâm sàng khác nhau, bao gồm thần kinh, tim mạch và quan trọng nhất là ung thư. Trong thập kỷ qua, các máy chụp PET/CT đã được phát triển để có thể cung cấp cả hình ảnh giải phẫu và chức năng trong một lần chụp duy nhất. Những tiến bộ gần đây trong công nghệ chụp cùng với sự phát triển của các dược chất phóng xạ mới lạ sẽ tiếp tục sự phát triển nhanh chóng của chụp PET/CT trong kỷ nguyên mới của y học phân tử. Đến với THUV, các bạn không chỉ được tìm hiểu về PET/CT mà còn nhiều kỹ thuật hiện đại khác đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới như PET/MRI, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán hình ảnh, ứng dụng công nghệ 3D và thực tế ảo (VR) trong chẩn đoán và hỗ trợ phẫu thuật, cùng nhiều công nghệ hạt nhân khác chẳng hạn như Synchrotron ứng dụng trong Xạ trị. Tác giả: TS. Trần Văn Biên- Giảng viên Ngành Kỹ thuật Hình ảnh Y học 🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸 Ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học