August 2023

Kỹ Thuật Phòng Ngừa Lây Nhiễm

Chào các bạn! Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về giờ học “Kỹ thuật phòng ngừa lây nhiễm” của sinh viên năm thứ nhất, Khoa Điều dưỡng. Phòng ngừa lây nhiễm là việc phòng ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể rồi phát triển. Trong môi trường y tế hoạt động này có liên quan đến việc chăm sóc người bị bệnh, bị thương. Ở đó sẽ tồn tại những người phát bệnh lây nhiễm và những mầm bệnh chưa được xác định. Để bảo vệ chính bản thân mình, sau đó là phòng ngừa lây truyền, lan rộng của bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế cần phải tiến hành các kỹ thuật phòng ngừa lây nhiễm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho cả hai phía bao gồm bệnh nhân (gia đình của họ), y tá (nhân sự hoạt động trong lĩnh vực y tế). Trong ảnh là giờ học về phương pháp trang bị vật dụng phòng ngừa của cá nhân. Giờ học sẽ bắt đầu từ hoạt động đánh giá về bề ngoài của mình. Đó là bề ngoài như kiểu tóc, móng tay có dài không, có đeo nhẫn hay đồ trang sức không? Trước hết, điều căn bản của phòng ngừa lây nhiễm là vệ sinh tay. Nhờ vào đảm bảo vệ sinh tay mà có thể “phòng ngừa” được việc những vi khuẩn gây bệnh có ở tất cả mọi nơi như tay nắm cửa, tay vịn… thông qua tay lây nhiễm vào cơ thể hoặc lây nhiễm cho người khác. Sinh viên đã học về các cách rửa tay, thời điểm vệ sinh tay, kiến thức cơ bản về vệ sinh tay. Nếu để tóc rối mà vô tình chạm vào tóc của mình cũng sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm. Móng tay dài, tay thô ráp, đeo nhẫn thì khi rửa tay sẽ bị rửa sót. Nếu đeo đồng hồ thì sẽ không thể rửa được đến phần cổ tay. Tiếp theo về vật dụng phòng ngừa cá nhân, đó là phuơng pháp mặc/đeo và cởi bỏ găng tay, áo choàng, khẩu trang đúng cách… Vật dụng phòng ngừa cá nhân là những thứ bảo vệ da, mắt, mũi, niêm mạc miệng, trang phục khỏi các mầm bệnh có trong máu, dịch cơ thể… Trong giờ học, sinh viên đã thực hành về phương pháp mặc và cởi bỏ găng tay, khẩu trang, tạp dề. Việc mặc/đeo vào thì đơn giản nhưng cởi vật dụng phòng ngừa cá nhận này ra để không làm phần bị bẩn tiếp xúc với tay và trang phục thì khá khó. Sinh viên cũng đã học về tính cần thiết của thời điểm và thứ tự của hoạt động mặc/đeo và cởi bỏ vật dụng phòng ngừa cá nhân để bản thân không bị lây nhiễm cũng như không trở thành người mang mầm bệnh (trung gian truyền bênh). Phòng ngừa lây nhiễm hay làm lan rộng lây nhiễm dù là hành vi chỉ của một người cũng sẽ tạo ra thay đổi lớn. Kỹ thuật phòng ngừa lây nhiễm là kỹ thuật hoàn toàn cần thiết trong thực tế. Trong bài giảng của mình, tôi cũng đã giới thiệu về cách ứng phó với lây nhiễm đang được tiến hành tại Nhật Bản. Có thể thấy sinh viên đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với những giờ học ngày càng mang tính chuyên môn nhiều hơn. Giảng viên Khoa Điều dưỡng: Oguma Yoko Đại học Y khoa Tokyo là trường Đại học về Y tế theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Trường có các khoa gồm: Khoa điều dưỡng, Khoa Phục hồi Chức năng, Khoa Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Khoa Kỹ thuật hình ảnh Y học. Chúng tôi đang chờ đón các bạn.

MẸO PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI CHẠY BỘ MÙA HÈ

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để xỏ giày chạy bộ. Bộ môn này giúp tiết nhiều mồ hôi, rèn luyện tim mạch, nhịp thở. Tuy nhiên, chạy bộ hang ngày hay chạy marathon nếu không đúng kỹ thuật đều tiềm ẩn một số nguy cơ chấn thương. Dưới đây là một số mẹo giúp mọi người chạy khỏe, chạy an toàn trong những ngày nắng nóng. Chọn giày và tất chuyên dụng, giãn cơ, uống đủ nước, hạn chế nắng nóng có thể giảm nguy cơ chấn thương khi chạy vào những ngày mùa hè. Chọn đúng giày Những đôi giày cũ, bị mòn hoặc quá chật có thể dẫn đến các vấn đề như lật cổ chân, viêm gân achilles, thậm chí gãy xương do áp lực. Mọi người nên chọn đúng giày chuyên cho người chạy bộ, vừa vặn bàn chân, không kích mũi chân, đế êm và nhẹ. Nên thay giày khi đã chạy trên 500 km hoặc khi chúng bắt đầu có dấu hiệu mòn. Giãn cơ đầy đủ Giãn cơ trước và sau khi chạy giúp ngăn ngừa chấn thương. Giãn cơ làm nóng cơ bắp, cải thiện phạm vi chuyển động khi chạy. Các động tác giãn cơ tĩnh như giãn cơ gân kheo, giãn cơ đùi, nâng bắp chân cũng là động tác quan trọng với người chạy bộ. Không chạy quá sức: Bạn dễ bị mất sức hơn khi chạy vào mùa hè. Do đó, đừng đặt ra mục tiêu về số km cần chạy mỗi ngày vì có thể khiến cơ thể bị quá tải. Căng cơ dễ dẫn đến chấn thương. Người chạy cần chú ý là lắng nghe sức chịu đựng của cơ thể, bắt đầu với những quãng đường ngắn và dần dần từng ngày. Tránh mất nước Cơ thể sẽ mất nhiều mồ hôi hơn khi chạy vào mùa hè. Nếu xảy ra tình trạng mất nước, người chạy có thể bị chuột rút. Việc này làm tăng nguy cơ chấn thương như co cơ, rách cơ. Mọi người nên tăng cường uống nước trước, trong và sau khi chạy. Lượng nước khuyến khích cho người thường xuyên chạy là 200 ml sau 20 phút chạy bộ (theo very wellfit). Tránh chạy dưới trời nắng nóng Nhiệt độ quá cao làm tăng nguy cơ mất nước, say nắng cũng như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Mọi người nên quan sát thời tiết trước khi chạy, tăng cường chạy vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi thời tiết mát mẻ hơn. Nếu bạn phải chạy dưới trời nóng, hãy đảm bảo giữ đủ nước và nghỉ giải lao khi cần thiết. Thận trọng trên các bề mặt không bằng phẳng Các bề mặt không bằng phẳng như sỏi, cát, nhiều chướng ngại vật có thể làm tăng nguy cơ trẹo mắt cá chân, ngã. Mọi người hãy cố gắng chạy trên các bề mặt phẳng như vỉa hè và đường mòn trải nhựa. Chọn tất chỉnh hình Tất chỉnh hình hay tất được thiết kế thoáng khí giúp cải thiện lưu thông máu, thoải mái và giảm nguy cơ chấn thương. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, lạc quan và tràn đầy năng lượng! Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung Cán bộ Quảng Cáo Nguồn: Tham khảo

“Kéo giãn trước khi ngủ” giúp giảm mỏi vai gáy và ngủ ngon

Khi tiến hành vận động kéo giãn (Stretch) cơ và khớp sẽ giúp giúp giảm nhẹ các triệu chứng như đau cổ vai gáy, đau lưng…. Ngoài ra kéo giãn cũng có tác dụng thư giãn nên nếu tiến hành trước khi ngủ sẽ giúp chúng ta có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn. Chúng ta đều biết vận động tốt cho sức khỏe nhưng để nó trở thành một thói quen là việc vô cùng khó khăn. Với những bạn thuộc trường hợp này hãy thử một biện pháp vô cùng đơn giản là「KÉO GIÃN TRƯỚC KHI NGỦ」nhé. Thật dễ dàng để dành thời gian trước khi đi ngủ, và nếu bạn luôn làm điều đó vào cùng một thời điểm, bạn sẽ dễ dàng biến nó thành thói quen. Hãy cùng chúng tôi RESET lại thể chất và tinh thần của bạn vào cuối mỗi ngày bằng các phương pháp dưới đây. Phương pháp 1: KÉO GIÃN CỔ TỪ TỪ Phương pháp tiến hành Bước 1: ngồi thẳng lưng trên giường hoặc ghế, hay chân chạm đất. Bước 2: giữ thân mình hướng trước như ban đầu, quay mặt từ từ sang phải. Bước 3: Sau khi quay mặt sang phía phải ta từ từ hướng khuôn mặt lên trên và xuống dưới. Lặp đi lặp lại động tác này 3 lần. Bước 4: Tiến hành tương tự với bên đối diện.   Hãy thở chậm và cảm nhận các cơ khác nhau của bạn đang được kéo căng ra.   Phương pháp 2: BƠI SẢI và BƠI NGỬA BẰNG KHUỶU TAY Phương pháp tiến hành Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế, hai chân chạm đất, hay tay để lên vai, xuay khuỷu tay phải về phía trước. Tiếp theo tiến hành xuay khuỷu tay trái. Giữ thăng bằng và tiến hành luân phiên xoay trước phải trái mỗi bên 3 lần. Bước 2: Sau khi xoay trước ta tiến hành xoay sau mỗi bên 3 lần. Lưu ý: tiến hành cử động xương bả vai một cách từ từ. Trường hợp bạn dồn sức quá nhiều hoặc làm quá nhanh sẽ gây kích thích ngược vào thần kinh giao cảm dẫn tới mất ngủ. Do vậy hãy tiến hành một cách từ từ! CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG! Nguồn: Chương trình sức khỏe Đài truyền hình NHK Nhật Bản //www.nhk.or.jp/kenko/atc_1470.html Người dịch: ThS Đỗ Minh Hải Khoa Phục hồi chức năng 🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng