March 2024

Không thể chữa bệnh chỉ bằng y học

Ngày 19/3/2024, Thầy Tomita, người từng giảng dạy tại THUV, đã dẫn 8 sinh viên trường Đại học Gunma Paz của Nhật Bản sang Việt Nam tham quan học tập. Mục đích của chuyến đi này là “hiểu về sự khác biệt  trong y tế giữa Nhật Bản và Việt Nam” và “giao lưu với sinh viên”. 11 sinh viên của THUV đã tham gia với các hoạt động như tham quan trường, tham quan bệnh viện, tham dự bài giảng của Bác sĩ Azumi Ishizaki, bác sĩ người Nhật có kinh nghiệm lâu năm tại Việt Nam, đồng thời có kinh nghiệm giảng dạy sinh viên tại Nhật Bản. Sau đó tất cả cùng ăn trưa với nhau. Các sinh viên THUV đã nghiêm túc tham gia chương trình cùng với các sinh viên Nhật Bản và đó là một trải nghiệm tuyệt vời để các sinh viên của chúng tôi suy nghĩ về sự khác biệt trong y tế giữa Nhật Bản và Việt Nam. Tôi rất ấn tượng với bài giảng của bác sĩ Ishizaki, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Kusumi, bệnh viện trực thuộc trường đại học của chúng tôi, nên lần này tôi muốn giới thiệu đôi chút về bài giảng. Bác sĩ Ishizaki kết thúc bài giảng của mình bằng câu nói: “Không thể chữa bệnh chỉ bằng y học”. Bài giảng không đề cập nhiều đến thực trạng y tế ở Nhật Bản và Việt Nam mà tập trung vào việc so sánh các chỉ số chung như sự biến đổi về dân số và tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản và Việt Nam, nguyên nhân tử vong, các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tật, chỉ số sức khỏe và hệ thống y tế… Khi được xem xét nền tảng của chăm sóc y tế ở Việt Nam và Nhật Bản, bác sĩ đã khẳng định  rằng “Nhật Bản và Việt Nam không khác nhau nhiều.” Tất nhiên, có sự khác biệt về số lượng cơ sở y tế và số lượng nhân viên y tế, nhưng nếu chúng ta nhìn theo theo cách khác nhau thì cách tiếp cận để giải quyết vấn đề sẽ thay đổi.  Có thể phải mất một thời gian để những sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế làm quen với điều này, nhưng thông điệp từ bài giảng là: “Đối với những bạn sắp bước chân vào lĩnh vực y tế, các bạn sẽ học được rất nhiều điều, không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn của bạn. Tôi mong các bạn sẽ có thể kết nối thông tin và có cái nhìn rộng hơn”. Thay vì dừng lại vì lý do “đây không phải là lĩnh vực chuyên môn của tôi” hay “đây không phải là việc tôi sẽ làm”, khi phải đối mặt với điều gì đó ngoài lĩnh vực của mình hoặc điều gì đó mà mình không quan tâm, tôi nghĩ điều quan trọng không chỉ là các nhân viên y tế phải suy nghĩ tích cực, “Đây là một cơ hội tốt để học hỏi những điều mới” và “đó là cơ hội để mở rộng tầm nhìn của bạn”. “Không thể chữa bệnh chỉ với y học.” Tại THUV, bạn sẽ được được đào tạo tiếng Nhật và có nhiều cơ hội trải nghiệm văn hóa Nhật Bản. Ngoài ra, xung quanh bạn sẽ có những người có kinh nghiệm trong môi trường y tế ở nhiều quốc gia khác nhau, bạn sẽ có cơ hội giao lưu với sinh viên từ các trường đại học đối tác ở Nhật Bản cũng như hợp tác với các công ty nước ngoài. Việc tận dụng những cơ hội đó nằm ở  chính bạn. Bạn hãy đến học tập tại Trường Đại học Y khoa Tokyo nhé. Tác giả: Junko Sugawara Trưởng phòng hành chính tổng hợp

GIỚI THIỆU VĂN HÓA NHẬT BẢN TRANH CUỘN

Thẩm mỹ là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Sự ưa chuộng cái đẹp được thể hiện ở nhiều khía cạnh trong đời sống người Nhật. Nhắc đến thẩm mỹ, không thể không kể đến hội họa. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tranh cuộn. Tranh cuộn là gì? Các bạn đã từng nhìn thấy bức tranh này chưa? Đây là một bức tranh cổ của Nhật Bản gọi là tranh về muông thú. Bức tranh này thật đáng ngạc nhiên là đã hơn 800 năm tuổi, được cho là vẽ vào hậu kỳ thời Heian của Nhật Bản. Trong số những bức tranh cuộn còn lại đến hiện nay thì đó là một trong những vật cổ nhất, và được coi là quốc bảo. Emakimono (Tranh cuộn) là một loại tranh Nhật Bản được tạo ra bằng cách nối các mảnh giấy hoặc lụa để tạo ra một bức tranh kéo dài theo chiều rộng về một khung cảnh liên tục có thể nhìn từ phải sang trái. Chúng ta sẽ giữ cuộn giấy bằng tay trái và mở cuộn tranh, sau đó cuộn bức tranh đã xem xong lại bằng tay phải. Bức tranh cuộn nổi tiếng – Tranh muông thú Bạn đã từng nhìn thấy tranh cuộn trong các bộ phim anime về Ninja chưa? Thực ra tác giả của tranh muông thú không rõ ràng, vẫn không thể biết ai đã vẽ nó. Tôi đã nhìn thấy tranh thật tại một bảo tàng ở Tokyo. Tôi đã rất bất ngờ. Đó là bởi vì mặc dù nó là tác phẩm cách đây hơn 800 năm nhưng những con vật được phác họa trong đó sống động đến mức trông như thể sắp bay ra từ cuộn tranh. Tranh muông thú bao gồm bốn cuộn: Giáp Ất Bính Đinh. Trong đó nổi tiếng nhất là cuộn Giáp. Nó được vẽ bằng một màu mực đen. Tổng chiều dài của nó là khoảng 11,5m. Trong cuộn Giáp, có nhiều cảnh như thỏ, ếch và khỉ xuất hiện và chúng chơi đùa bằng cách nhảy xuống sông, đấu sumo, chơi cung tên và thậm chí rượt đuổi nhau, giống như những đứa trẻ thời đó. Hãy chú ý đến biểu cảm của các loài động vật. Có nhiều cảnh chúng cười đùa vui vẻ. Ví dụ, trong trận đấu sumo giữa thỏ và ếch, con ếch dùng chiêu xấu và cắn vào tai thỏ. Sau đó, ếch thắng nhưng bạn có thể thấy những chú ếch xung quanh đang cười lớn. Hôm nay tôi đã giới thiệu với các bạn tranh cuộn Nhật Bản. Các bạn hãy quan sát thế giới quan của tranh cuộn Nhật Bản nhé. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ có những khám phá mới, chẳng hạn như sự khác biệt về văn hóa với Việt Nam và sự khác biệt về cách thể hiện trong hội họa.  Tác giả: Aoki Etsuko Giảng viên Tiếng Nhật

Giới thiệu văn hóa Nhật Bản: Lễ hội búp bê

Sau đây là series tìm hiểu văn hóa Nhật Bản qua các lễ hội. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Lễ hội búp bê Lễ hội búp bê Lễ hội búp bê là gì Nguồn gốc Lễ hội búp bê Ở Nhật Bản, Lễ hội búp bê được tổ chức vào ngày 3 tháng 3. Đó là một lễ hội truyền thống còn có tên là Momo no Sekku. Lễ hội búp bê là lễ hội dành cho các bé gái. Búp bê Hina được trang trí để cầu mong sức khỏe, hạnh phúc cho các bé gái. Nguồn gốc lễ hội búp bê Tương truyền rằng búp bê Hina bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tật và tai nạn. Ngày xưa, người ta làm búp bê Hina bằng giấy và thả trôi sông để chúng mang đi những thứ không tốt, chẳng hạn như bệnh tật hoặc thương tật. Gần đây, người ta tạo ra búp bê Hina dùng để trang trí hằng năm vào dịp lễ hội này. Búp bê Hina đại diện cho lễ cưới của một người có địa vị cao diễn ra khoảng 1.000 năm trước. Búp bê mặc kimono vì ngày xưa, người Nhật mặc kimono. Mô tả lễ hội búp bê Ở tầng trên cùng là Dairi-sama (chồng) và Hina-sama (vợ). Ở tầng thứ hai từ trên xuống có ba búp bê nữ. Họ là người chăm sóc và dạy dỗ Hina-sama. Ở tầng thứ 3 là 5 nhạc công. Họ có sáo và trống. Ở tầng thứ 4 là “Hữu đại thần” và “Tả đại thần”. Búp bê nam bên phải là vệ sĩ. Ông già bên trái là một nhà thông thái đóng vai trò thủ tướng. Tầng thứ 5 đựng giày dép, dụng cụ vệ sinh, v.v. (Các loại dụng cụ đa dạng và chúng có thể khác nhau.) Tầng thứ 6 là tủ đựng đồ, dụng cụ may vá, gương, lò than (dùng trong ngày lạnh), v.v. Tầng thứ 7 dùng để đựng kiệu, xe, dụng cụ pha trà khi đi ra ngoài.) v.v.  Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản qua lễ hội búp bê tại THUV Tại Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam chúng tôi cũng giới thiệu với sinh viên về văn hóa Nhật Bản qua các sự kiện. Hôm nay tôi đã giới thiệu một trong những lễ hội của Nhật Bản đó là Lễ hội Búp bê. Có rất nhiều lễ hội truyền thống khác ở Nhật Bản. Ở Việt Nam có những lễ hội truyền thống nào? Có lễ hội nào tương tự như ở Nhật Bản không? Có khác biệt như thế nào? Thật thú vị khi so sánh các lễ hội của nhau. Lần tới tôi sẽ giới thiệu những lễ hội khác của Nhật Bản. Các bạn hãy cùng đón xem nhé.  Tác giả: Aoki Etsuko Giảng viên Tiếng Nhật

Quản Lý An Toàn Trong Quá Trình Lấy Máu

Xin chào các bạn, Hiện nay ở Nhật Bản có rất nhiều loại dây garo sử dụng khi lấy máu. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về các loại dây garo này. Về chất liệu Dị ứng cao su do tiếp xúc với các sản phẩm cao su tự nhiên đã trở thành một vấn đề nên hiện nay các sản phẩm không chứa cao su (vật liệu silicon) đang được sử dụng. Các loại dây garo 1) Dạng ống Ưu điểm ・Có thể mua với giá thành thấp ・Dễ dàng lau sạch bụi bẩn Nhược điểm ・Khó sử dụng cho đến khi quen được với các mẹo cần thiết để cuộn lại. 2) Dây garo dạng kẹp Ưu điểm ・Dễ dàng cố định và gỡ bỏ Nhược điểm ・Có nguy cơ cắm vào da bệnh nhân. 3) Loại đai Ưu điểm ・Dễ dàng đeo vào và cởi ra, ít nguy cơ cắm vào da bệnh nhân Nhược điểm ・Đồ làm bằng vải sẽ khó lau sạch. Hiện nay, chất liệu silicone thường được sử dụng.   Ngoài ra còn có dây garo với hình các nhân vật hoạt hình để bệnh nhân nhi không lo lắng khi lấy máu. 4) Dây lấy máu dùng một lần Được sử dụng tại các khu vực có nguy cơ nhiễm trùng máu cao như phòng lọc máu và khoa cấp cứu, những nơi có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như khoa huyết học, bệnh nhân đang cần có biện pháp đối phó với lây nhiễm do tiếp xúc, v.v. Màu sắc là hồng nhạt và xanh nhạt, tạo cho người bệnh cảm giác an toàn. Nguồn: Sayara Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học nơi bạn có thể học về y tế theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Tại Nhật Bản, để đảm bảo bệnh nhân có thể được chăm sóc y tế một cách an toàn, yên tâm và thoải mái, chúng tôi đào tạo các chuyên gia y tế không chỉ đơn thuần tiếp thu các kỹ năng mà còn có thể cân nhắc đến nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng tôi đang tổ chức những giờ học về việc chăm sóc, ở cạnh bệnh nhân trong đó liên quan đến kỹ thuật lấy máu thì giao tiếp với bệnh nhân trong quá trình lấy mẫu máu như thế nào, nên sử dụng loại dây garô nào, môi trường nhiệt độ phòng bệnh, nhiệt độ tay của nhân viên y tế khi chạm vào bệnh nhân, thái độ, nét mặt và độ nhanh của câu chuyện, độ lớn của âm lượng, giọng điệu… Bạn có muốn học cùng chúng tôi tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không? Tác giả:Oguma Yoko Giảng viên khoa điều dưỡng  

THUV Open Day 30/06/2024

Nhằm mang đến cái nhìn thực tế và sâu sắc nhất, hỗ trợ quyết định chọn trường, chọn nghề cho cho quý phụ huynh và học sinh năm học 2024 – 2025, Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam trân trọng thông báo về chuỗi chương trình thăm quan, trải nghiệm THUV, mở đầu bằng sự kiện THUV OPEN DAY 28/07/2024 Đối Tượng Tham Gia SỰ KIỆN NÀY DÀNH CHO AI? ️Học sinh THPT: Có niềm đam mê với Y học, chuẩn bị vào đại học và muốn tìm hiểu về THUV, về các ngành đào tạo, cơ hội học bổng, phương thức tuyển sinh,… của nhà trường. ️Phụ huynh: Muốn đồng hành cùng con trong việc lựa chọn môi trường học tập phù hợp, đảm bảo tương lai tươi sáng cho con. Tất cả thí sinh yêu thích lĩnh vực Y tế – Sức khỏe, muốn được học tập tại trường Đại học Y khoa chuẩn Nhật Bản THUV. Nội dung sự kiện Open Day Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp 1-1 với đội ngũ giảng viên chuyên khoa để hiểu được rõ nhất về ngành học trong tương lai và xác định ngành học phù hợp với sở thích, năng lực, mục tiêu nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Tham gia lớp học mô phỏng của các khoa, tận mắt quan sát và trực tiếp trải nghiệm các trang thiết bị tiên tiến, các mô hình, dụng cụ học tập nghiên cứu hiện đại để có cái nhìn thực tế về môi trường giáo dục mình sẽ gắn bó. Lắng nghe chia sẻ từ các bạn sinh viên đang học tập tại trường và biết thêm nhiều điều thú vị về THUV. Tìm hiểu những lộ trình phát triển sau khi ra trường, cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong nước và quốc tế cùng những gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu của trường. Tìm hiểu về các cơ hội học bổng khi nhập học và khi học tập tại trường. Được hướng dẫn trực tiếp để hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường. Tham quan Bệnh viện trực thuộc trường – Bệnh viện Kusumi, nơi các bạn sẽ có cơ hội thực tập và làm việc sau khi ra trường. Đặc biệt, tại sự kiện Open Campus này, các bạn học sinh và phụ huynh sẽ có thêm 01 GIỜ thỏa thích khám phá và tự do trải nghiệm, lắng nghe tư vấn về các chuyên ngành, cơ hội thực tập, tiềm năng nghề nghiệp của ngành học mà mình quan tâm. Thông tin sự kiện Open Day Chương trình Open Day được tổ chức với hình thức trực tiếp và hoàn toàn miễn phí, với thông tin chi tiết như sau: Thời gian: 8h30-11h30 Chủ Nhật ngày 28/07/2024 Địa điểm: Hội Trường Education Center – Trường Đại Học Y Khoa Tokyo Việt Nam        ST01, Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên Hình Thức Đăng Ký Open Day Để giúp Ban Tổ Chức chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo số lượng người tham gia, quý phụ huynh và học sinh quan tâm ưu tiên đăng ký trước tại: ĐĂNG KÝ THAM GIA OPEN DAY Ngoài ra, quý phụ huynh và học sinh cũng có thể tham khảo các hình thức sau: Đăng ký trực tiếp tại văn phòng tầng 1 Đăng ký qua Email: [email protected] Đăng ký qua số điện thoại: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088 Mọi thông tin cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ:  BAN TUYỂN SINH   Số điện thoại: 024 6664 0325 hoặc 0869 809 088

Tảo cầu Marimo

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một loại Tảo cầu rất dễ thương tên Marimo. 1. Giới thiệu về Tảo cầu Marimo Tảo dạng sợi sống trong hồ tập hợp lại với nhau tạo thành hình cầu, gọi là Tảo cầu Marimo. Hình cầu trong Tiếng Nhật gọi là Mari. Các sợi tảo tạo thành hình cầu, do đó tên gọi Marimo ra đời. Marimo ban đầu có kích thước nhỏ, nhưng khi lăn tròn dưới đáy hồ, kích thước của nó dần dần tăng lên. “Marimo” lớn có thể đạt tới hơn 30 mét! ! Bạn có thể mua “Marimo” kích thước nhỏ (khoảng 1-5 cm) qua các kênh bán hàng trực tuyến. 2. Tìm Tảo cầu Marimo ở đâu? “Marimo” được cho là có nguồn gốc từ Nhật Bản. Những loài chim di cư đến những vùng lạnh giá của Nhật Bản, ăn marimo và mang chúng đến những vùng lạnh giá khác trên thế giới. Hiện nay Marimo cũng được tìm thấy ở Iceland, Bắc Âu, Nga và Bắc Mỹ. Ở Nhật Bản, nơi có nhiều Marimo sinh sống là đáy hồ Akan ở Hokkaido. Nếu bạn đi thuyền ngắm cảnh trên Hồ Akan và đến một nơi tên là Đảo Chuurui, bạn sẽ tìm thấy Bảo tàng Marimo, nơi bạn có thể nhìn thấy Marimo. Nếu bạn đến Nhật Bản, hãy đến gặp Marimo tại Hồ Akan ở Hokkaido nhé. Chúng rất đáng yêu đấy. 3. Bảo tàng Marimo trên đảo Chuurui Thực chất kem không có vị “Marimo”. Có thể nó có vị của trái cây? Tác giả: Hiroko Sato Trưởng phòng đào tạo    

QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG TRONG ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG

Tại Nhật Bản, trong những năm 90 đã bắt đầu giảng dạy về quy trình điều dưỡng tại các trường đại học và hiện nay, sinh viên của tất cả các cơ sở đào tạo Điều dưỡng như đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề chuyên môn đều được học về quy trình điều dưỡng. Nhiều cơ sở đào tạo sử dụng khung nhận định của Henderson và Gordon khi hướng dẫn cách nhận định trong quy trình điều dưỡng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các chuyên ngành Điều dưỡng khác nhau, các học thuyết điều dưỡng của Orem và Roy cũng được sử dụng. Ví dụ: sử dụng học thuyết điều dưỡng Orem trong điều dưỡng tâm thần, còn trong điều dưỡng giai đoạn cấp tính lại sử dụng học thuyết của Roy. Quy trình điều dưỡng là gì? Tại Hội thảo Khoa học Điều dưỡng tại Nhật Bản, quy trình điều dưỡng được định nghĩa: “Là một trong các phương pháp thực hành điều dưỡng có tính tổ chức và hệ thống dựa trên tập hợp hệ thống hóa các kiến thức cơ bản và kinh nghiệm về điều dưỡng, để phát hiện các vấn đề sức khỏe của con người và cung cấp các chăm sóc mang tính riêng biệt, tối ưu, và là phương pháp có sự kết nối với các học thuyết điều dưỡng và các mô hình điều dưỡng.” (trích định nghĩa “Quy trình điều dưỡng” trong “thuật ngữ quan trọng cấu thành điều dưỡng học ” năm 2011 – 2011年「看護学を構成する重要な用語集」の「看護過程」の定義より一部抜粋). Quy trình điều dưỡng gồm 5 bước: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và lượng giá. Quy trình điều dưỡng rất giống với kỹ thuật giải quyết vấn đề, tuy nhiên có một sự khác nhau rất lớn, đó là, quy trình điều dưỡng không chỉ áp dụng trong trường hợp có vấn đề xảy ra mà còn xem xét cách tiếp cận đến những vấn đề có thể xảy ra và tính nguy hiểm của nó. Nói về quy trình điều dưỡng, nhiều người liên tưởng đến chẩn đoán điều dưỡng của NANDA-I, tuy nhiên, không có quy định nào bắt buộc phải sử dụng chẩn đoán điều dưỡng của NANDA-I khi chẩn đoán điều dưỡng. Nếu “các vấn đề sức khỏe / tình trạng sức khỏe” và “các yếu tố liên quan” được làm rõ, thì bất kỳ cách viết nào cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, tại bệnh viện, với một số lượng lớn nhân viên tham gia vào công tác chăm sóc, hay khi sử dụng bệnh án điện tử, thì việc sử dụng chẩn đoán điều dưỡng có tính quy tắc nhất định thì có thể triển khai quy trình điều dưỡng một cách có hiệu quả. bet365it đào tạo “quy trình điều dưỡng” như thế nào? bet365it (gọi tắt là THUV) là trường đại học đào tạo các chuyên ngành chăm sóc sức khỏe theo chương trình đào tạo của Nhật Bản, được thành lập vào năm 2016 tại khu đô thị Ecopark, Hưng Yên. Bao gồm 04 chuyên ngành : “Ngành Điều dưỡng”, “Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng”, “Ngành Kỹ thuật hình ảnh y học”, “Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học”. Tại THUV, học kỳ 1 năm thứ 2 các bạn sinh viên khoa Điều dưỡng sẽ được học về “Quy trình điều dưỡng”. T Đầu tiên, ở bước nhận định, các bạn sinh viên cần phải có những kiến thức nâng cao về sự phát triển – trưởng thành của con người, tình trạng sức khỏe, cơ chế bệnh sinh, điều trị, xét nghiệm, chăm sóc. Khi gặp những vấn đề mà chưa được học, sinh viên sẽ tích cực đọc thêm tài liệu dưới sự hướng dẫn và chủ động trao đổi cùng giảng viên. Nhận định các thông tin của người bệnh để làm rõ các yếu tố liên quan là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe của người bệnh. Nhiều bạn sinh viên có xu hướng suy nghĩ rằng, bệnh này thì chắc chắn sẽ có những vấn đề như thế này đi kèm. Tuy nhiên, cần thiết phải có những nhận định cẩn thận như: có thực sự là do triệu chứng đó mà người bệnh cảm thấy đau đớn? Bệnh này thì sẽ có triệu chứng kia và nó sẽ làm cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn? Hơn nữa, tại THUV, chúng tôi cũng nhấn mạnh với sinh viên rằng mục tiêu đạt được là mục tiêu của người bệnh, điều quan trọng là mục tiêu đó khi thiết lập đã dựa trên nhu cầu của người bệnh hay chưa, khi thiết lập mục tiêu đã có sự tham gia của người bệnh hay chưa… Những điều phải chú ý khi sinh viên lập kế hoạch chăm sóc là: không chỉ đề cập đến các phương pháp loại bỏ – giảm thiểu – giảm nhẹ các yếu tố liên quan đến vấn đề sức khỏe và tình trạng sức khỏe, mà còn phải có tầm nhìn đến nâng cao sức khỏe, phát huy các thế mạnh tiềm ẩn của người bệnh. Ngoài ra, không phải là viết hết tất cả các kế hoạch chăm sóc thông thường mà cần thiết phải lựa chọn kế hoạch chăm sóc hiệu quả cần thiết cho người bệnh đó. Tại THUV, khi giảng dạy quy trình điều dưỡng, giảng viên sẽ đưa ra ví dụ một người bệnh giả tưởng và triển khai quy trình điều dưỡng trên lý thuyết cho trường hợp người bệnh đó. Sau khi kết thúc tất cả các phần học lý thuyết đó, sinh viên sẽ đi thực tập lâm sàng, đảm nhận một người bệnh cụ thể và bắt đầu triển khai quy trình điều

Hiệu quả của vận động trong thời kỳ tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh là gì? Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra nhiều thay đổi về thể chất và rối loạn tâm thần do sự suy giảm tiết hormone sinh dục đi kèm với quá trình lão hóa. Bệnh xảy ra liên quan đến lượng hormone sinh dục tiết ra và thường xuất hiện sau tuổi 40. Triệu chứng và những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ tiền mãn kinh Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có các triệu chứng như: bốc hỏa, đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi, tay chân lạnh, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khó thở, ù tai, chóng mặt, nhức đầu, cứng vai, dễ mệt mỏi, khô da, tê tay chân, thường xuyên đi tiểu, rò rỉ nước tiểu. Có các triệu chứng thực thể của sự mất cân bằng hệ thần kinh tự chủ, chẳng hạn như đầy hơi, và các triệu chứng tâm lý, chẳng hạn như khó chịu, lo lắng, mất động lực, trầm cảm và mất ngủ. Ở phụ nữ, lượng estrogen giảm nhanh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lối sống như tăng lipid máu, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ cũng như các bệnh như loãng xương, nhồi máu não và đãng trí. Hiệu quả của vận động trong thời kỳ tiền mãn kinh: Trong thời kỳ mãn kinh, nhiều thay đổi và triệu chứng về thể chất và tinh thần xuất hiện do lượng hormone giới tính giảm nhanh chóng và nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến lối sống tăng lên. Trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh, điều quan trọng là hãy chuẩn bị cho những thay đổi xảy ra trong thời kỳ mãn kinh bằng cách điều chỉnh lối sống với chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và thói quen tập thể dục. Các nghiên cứu trên thế giới đã báo cáo về tác dụng của việc tập thể dục đối với phụ nữ tiền mãn kinh chỉ ra rằng tập thể dục như chạy bộ có thể duy trì và cải thiện mật độ xương ở phụ nữ tiền mãn kinh. Đối với những phụ nữ có lối sống ít vận động, bài tập đề kháng giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, cải thiện lipid máu và cải thiện chức năng xương. Người ta đã báo cáo rằng tập thể dục trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể có hiệu quả trong việc giảm tê, dị cảm và khó chịu. Tập thể dục mang lại cho bạn cảm giác phấn chấn và khoan khoái, giảm căng thẳng, thư giãn và thậm chí giúp điều chỉnh nhịp sinh học giấc ngủ. Đi bộ là một vận động tăng chuyển hóa oxi, giúp cải thiện sức mạnh thể chất và sức bền cũng như mật độ xương, trong khi bài tập đề kháng giúp duy trì và cải thiện sức mạnh cơ bắp. Bằng việc duy trì vận động, bạn sẽ thấy những thay đổi tích cực về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, khi bản thân tự cảm nhận được sự thay đổi tốt trong cơ thể, nó sẽ giúp bạn tiếp tục tập thể dục tích cực  và bạn có thể nhìn nhận thời kỳ mãn kinh theo hướng tích cực hơn. Tập thể dục như thế nào trong thời kỳ tiền mãn kinh: Tiêu chuẩn hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe năm 2013 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã nêu rõ rằng: tiêu chuẩn cho hoạt động thể chất (hoạt động sinh hoạt/vận động) cho những người từ 18 đến 64 tuổi là “Thực hiện hoạt động thể chất với cường độ 3 MET trở lên ở mức 23 MET/giờ/tuần. Cụ thể, thực hiện 60 phút đi bộ hoặc hoạt động thể chất với cường độ tương đương hoặc cao hơn mỗi ngày.” Để biết sâu hơn về chế độ vận động, cường độ vận động và các bài tập trong các mặt bệnh khác nhau, các bạn hãy nhanh tay ứng tuyển vào làm sinh viên khoa phục hồi chức năng, trường đại học y khoa tokyo việt nam của chúng tôi nhé   Tài liệu tham khảo: //www.tyojyu.or.jp/net/kenkou-tyoju/undou-kiso/kounenki.html Dịch giả: Ths.Nguyễn Đăng  Khoa Giảng viên khoa Phục hồi chức năng