May 2024

Hình thành thói quen vận động để kéo dài tuổi thọ

Vận động có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt, các vận động tăng cường lực cơ (Vận động kỵ khí) để đi, đứng, các vận động ưa khí, đốt cháy calo, mỡ thừa như đi bộ. Vận động ưa khí là những bài tập vận động tổng thể, tác động lên toàn bộ cơ thể, làm tăng nhịp thở, nhịp tim, tăng lượng oxi lấy vào trong quá trình tập.  Vận động kỵ khí là các bài tập bộ phận,  tác động lên một số nhóm cơ, nhịp tim, nhịp thở không đều, lúc tập có thể nhịn thở và lúc nghỉ ngơi có thể bù trừ. Vận động ưa khí Đi bộ từ 10 đến 30 phút, tốt nhất là một ngày hai lần, tùy thuộc vào tình trạng thể chất. Có thể giải lao giữa chừng cũng. Đi bộ với mức độ: có thể vui vẻ trò chuyện với người bên cạnh, thở hơi nhanh một chút, có đổ mồ hôi, cảm thấy sảng khoái là mức độ đi bộ tốt nhất. Vận động ở cường độ này đốt cháy calo, mỡ thừa gọi là vận động ưa khí. Vận động ưa khí không chỉ tốt cho lực cơ, thể lực mà còn có hiệu quả giảm stress, tăng lưu thông tuần hoàn, giảm mỡ thừa, giảm đường trong máu, khiến nó trở thành một bài tập vận động rất hiệu quả đối với dự phòng các bệnh liên quan đến lối sống. Vận động tăng cường lực cơ (Vận động kỵ khí) Động tác duỗi chân Tăng cường sức mạnh cho các cơ ở phía trước đùi, cần thiết để đứng lên khỏi ghế, đi lại và lên xuống cầu thang. Từ từ nâng bàn chân lên và duỗi thẳng khớp gối, thực hiện từng bên một. Lưu ý: nâng chân lên lên cao giữ lại 5 giây, rồi mới hạ xuống. Động tác Squat (ngồi xổm) Nó tăng cường sức mạnh cho cơ mông, cơ đùi và cơ cẳng chân, cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi đứng và giúp việc lên xuống cầu thang dễ dàng hơn. Bám tay vào lưng ghế, gấp cả hai đầu gối tù từ đến khoảng 30 độ, vừa gấp vừa đếm 1, 2,3, 4. Giữ ở góc độ gấp gối trong vòng 5 giây rồi từ từ duỗi thẳng ra. Động tác duỗi chân ra sau Tập mạnh nhóm cơ vùng thắt lưng, mông, vùng đùi sau là nhóm cơ cần thiết để duy trì tư thế đúng và giữ thăng bằng. Bám tay vào lưng ghế và từ từ nhấc một chân ra sau lưng trong khi đếm 1, 2, 3, 4. Khi nâng cao chân ra sau với góc độ khớp gối gấp vuông góc thì giữ lại 5 giây sau đó từ từ hạ chân xuống Động tác dang chân sang bên Tăng cường lực cơ các nhóm cơ từ lưng dưới đến phần ngoài của đùi cần thiết cho việc đi lại và duy trì thăng bằng. Bám tay vào lưng ghế và từ từ dang một chân sang một bên vừa dang vừa đếm 1, 2, 3, 4, thực hiện từng bên một. Khi dang sang bên đạt khoảng 30 độ, giữ trong 5 giây và từ từ hạ chân xuống Để biết sâu hơn về các bài tập vận động cho người cao tuổi nâng cao sức khỏe và tuổi thọ,  các bạn hãy nhanh tay ứng tuyển vào khoa phục hồi chức năng, trường đại học y khoa tokyo việt nam của chúng tôi nhé[link] Tài liệu tham khảo: Sổ tay vật lý trị liệu, Hội vật lý trị liệu Nhật Bản [//www.japanpt.or.jp/about_pt/therapy/tools/handbook/]ngày xem (18/05/2024) Sức khỏe và đời sống, cơ quan ngôn luận của bộ y tế (26/02/2019)[//s.net.vn/TxmN]ngày xem (18/05/2024) Tác giả: Ths.Nguyễn Đăng Khoa Giảng viên khoa Phục hồi chức năng 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

Hái Dâu Tây

Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu về hoạt động hái dâu tây. Ở Nhật, từ tháng 1 đến tháng 5 chúng ta có thể trải nghiệm hoạt động thu hoạch dâu tây ở các trang trại trồng dâu tây. Ở nhiều trang trại trồng dâu tây chúng ta sẽ được ăn không giới hạn trong vòng 30 phút. Nếu trả thêm phí chúng ta có thể trải nghiệm làm kem dâu hay bánh dâu. Lần này chúng tôi đã đi đến trang trại dâu tây có thể ăn không giới hạn thời gian ở thành phố Takasaki, tỉnh Gunma. Từ nhà tôi đi đường cao tốc bằng ô tô hết một tiếng rưỡi. Tôi đã rủ những cựu sinh viên của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam hiện đang du học tại Nhật đi cùng. Chúng tôi đã thu hoạch 4 loại dâu tây ngon ngọt và ăn no nê. Dù đã no căng bụng và nói với nhau là “chúng ta đi về thôi” thì lại có người trong chúng tôi bắt đầu ăn tiếp, mọi người đều thích ăn nên mãi mà chẳng thể ra về được. Tiếp theo chúng tôi đến hồ Haruna. Hoa anh đào Oyama màu hồng đậm đã nở rộ và rất đẹp. Trời mưa nên chúng tôi không thể đi dạo quanh hồ Haruna, nhưng chúng tôi vừa lái xe vòng quanh, vừa ngắm nhìn hoa anh đào Oyama, nhiều loài hoa và cây cối đẹp đẽ khác nên thật thư thái. Cuối cùng chúng tôi đã đi đến nhà hàng Gyoza no Ousho (một nhà hàng về sủi cảo). Chúng tôi đã ăn sủi cảo, thịt lợn xào chua ngọt, rau xào. Có vẻ như các bạn du học sinh cũng thích nhà hàng này.  Chúng tôi đã có một khoảng thời gian thật vui vẻ cùng nói chuyện về cuộc sống ở Nhật, chuyện gia đình ở Việt Nam. Khoảng thời gian vui vẻ trôi qua thật nhanh. Thấy các bạn cựu sinh viên đang sống khỏe mạnh tôi cũng thấy yên lòng. Để có thể dự thi kỳ thi chứng chỉ quốc gia của Nhật về điều dưỡng trước tiên các bạn cần thi đỗ N1 trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật. Tôi mong các bạn sẽ thật cố gắng. Tại trường Đại học Y khoa Tokyo các bạn sẽ được học theo chương trình đào tạo của Nhật, với tiếng Nhật là môn học bắt buộc. Trường có các khoa Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học. Các bạn có muốn học cùng chúng tôi không? Tác giả: Yoko Oguma Giảng viên khoa Điều dưỡng

Hiểu về sự khác biệt văn hóa nhìn từ Ho-Ren-So (Những điều cần lưu ý khi làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản)

Thông qua làm việc tại nước ngoài mà tôi đã thấu cảm được rằng hệ thống xử lý công việc theo kiểu của Nhật Bản không phải là chuẩn mực. Hôm nay, tôi muốn giải thích với các bạn về “Ho-ren-so” một trong những thứ mà tôi cảm thấy quan trọng trong số đó (Horenso: trong tiếng Nhật là từ đồng âm với từ cải bó xôi (ホウレン草) . Đây là một nội dung rất quan trọng nên ở trường đại học của chúng tôi, trong buổi định hướng khi sinh viên nhập học và các hoạt động hằng ngày tại trường chúng tôi đều truyền tải điều này để sinh viên nắm được. Ho-ren-so là viết tắt của 3 từ bên dưới: Ho: 報告Hokoku (báo cáo) – báo cáo về tiến độ Ren: 連絡Renraku (liên lạc) – chia sẻ thông tin So: 相談 (bàn bạc) – đề nghị đưa ra lời khuyên để giải quyết vấn đề hoặc trao đổi ý kiến Ở Nhật mọi người suy nghĩ rằng nếu không thể làm được Horenso thì vấn đề nhỏ sẽ dần dần trở nên lớn hơn, có khả năng sẽ phát triển thành sự việc không thể kiểm soát được, vì thế khi vào làm tại công ty sẽ được đào tạo về việc này liên tục. Nhưng Horenso này không phải là tiêu chuẩn của thế giới mà là tiêu chuẩn của Nhật Bản. Tôi đã thử suy nghĩ về lý do tại sao thứ quan trọng như thế này lại không được coi trọng. Lý do đầu tiên có thể nêu ra là ở nước ngoài có chủ nghĩa cá nhân. Mỗi người được giao một nhiệm vụ, công việc và vai trò của họ là phải hoàn thành nó. Vì vậy, họ có thể cho rằng việc báo cáo hoặc bàn bạc giữa chừng có nghĩa là họ không đủ năng lực (họ không thể tự mình làm việc đó nên phải trao đổi với ai đó và xin lời khuyên). Quan điểm “kết quả là tất cả; quá trình không liên quan” là điều mà người Nhật, những người coi trọng tinh thần đồng đội, không thể lý giải được. Đối với người Nhật, nếu không được thông báo về tiến độ công việc, họ sẽ trở nên lo lắng không biết công việc đó sẽ diễn ra như thế nào và cảm thấy bất ổn. Một lý do nữa là Nhật Bản có truyền thống coi trọng tinh thần đoàn kết. Tiêu chí đánh giá công việc không chỉ bao gồm kết quả về mặt con số mà còn bao gồm tính hợp tác, tinh thần trách nhiệm, tính chủ động… Nếu bạn được trả lương cho công việc của mình, bạn có thể nghĩ rằng “kết quả là tất cả”, nhưng tôi nghĩ rằng thái độ cố gắng và nỗ lực hết mình của bạn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến người khác. Nói một cách cực đoan, phương pháp đánh giá của Nhật Bản là ngay cả khi khả năng của một người không cao và không đạt được mục tiêu thì họ vẫn có thể được đánh giá tốt ở một mức nhất định. (Mặc dù ngày nay Nhật Bản cũng đang đi theo chủ nghĩa thành tích nên không thể nhận định chung như thế này). Cá nhân tôi cảm thấy các tiêu chí đánh giá của Nhật Bản rất hay và nhân văn. Giả sử khả năng của bản thân tôi rất kém và dù có cố gắng đến mấy cũng không được những người xung quanh thừa nhận, nếu tôi tự nhủ: “Liệu mình có thể cố gắng không?” thì tôi sẽ không thể cố gắng được. Tuy nhiên, tôi cảm thấy mình có thể tồn tại và tìm thấy ý nghĩa của mình trong hệ thống theo kiểu Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản có những ưu và nhược điểm, nhưng khi làm việc ở Việt Nam, có nhiều lúc tự đáy lòng mình tôi nghĩ rằng “Tôi không thể từ bỏ Horenso được”. Đặc biệt, THUV còn liên quan đến trường đại học của Nhật Bản, với bệnh viện trực thuộc, liên quan đến sinh viên. Bởi vì có rất nhiều bên liên quan nên tôi vẫn luôn nghĩ, “Nếu Horensho được coi trọng hơn thì đã không gặp phải rắc rối như thế này, đã không phát sinh những hiểu lầm như thế này.”  Đây cũng là một khía cạnh tích cực trong khả năng hành động quan tâm đến người khác của Nhật Bản và khía cạnh này cũng phản ánh tinh thần hiếu khách, điều này cũng được nêu trong tinh thần sáng lập trường đại học của chúng tôi,  “đào tạo những cán bộ y tế giàu lòng nhân ái và sẵn sàng hội nhập với thế giới.” THUV là nơi các bạn có thể học về sự khác biệt văn hóa tại Việt Nam. Các bạn hãy đến học với chúng tôi nhé! Nguồn //www.ac-illust.com/main/detail.php?id=23787491&word=%E5%A0%B1%E9%80%A3%E7%9B%B8#goog_rewarded Tác giả: SUGAWARA JUNKO Trưởng Phòng Hành Chính Tổng Hợp

Giới thiệu di sản thế giới của Nhật Bản “Vườn thiền đá ở chùa Ryoan-ji”

Chùa Ryoan-ji nằm ở phường Ukyo, thành phố Kyoto, là ngôi chùa thuộc trường phái Myoshinji của giáo phái Rinzai, nơi nổi tiếng với khu vườn thiền đá. Ở đây thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chùa được đăng ký là Di sản Thế giới với tư cách là “Tài sản văn hóa của cố đô Kyoto”. Khu vườn đá của chùa Ryoan-ji là một khu vườn cảnh truyền thống với những gợn sóng trên cát trắng tượng trưng cho những con sóng chồng lên nhau. Khu vườn dài khoảng 25 mét và rộng 10 mét, có 15 tảng đá với nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng không thể nhìn thấy tất cả những tảng đá từ bất kỳ vị trí nào trong vườn. Nó được thiết kế sao cho dù nhìn ở góc độ nào cũng không thể nhìn thấy một viên đá mà sẽ thấy nó chồng lên một viên đá khác. Tôi đã từng đến đó và ấn tượng đầu tiên của tôi là khu vườn nhỏ hơn mình nghĩ. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ hơn thì thật kỳ lạ là khu vườn đá mà lúc đầu tôi tưởng nhỏ bé lại bắt đầu trông không còn chật hẹp nữa. Có tất cả là 15 tảng đá lớn nhỏ, có những tảng đá lớn nhưng không phải là những tảng đá khổng lồ nên đây không phải là một vườn đá đồ sộ. Các viên đá được sắp xếp thành 5, 2, 3, 2, 3 từ bên trái, hướng vào nhau. Khi nhìn chăm chú, mỗi viên đá bắt đầu trông giống như một hòn đảo nhỏ nổi trên biển, và tôi như cảm nhận thấy một không gian huyền bí. Dù là khung cảnh khô cằn, không có nước nhưng những gợn sóng trên nền cát trắng tuyệt đẹp với những vòng tròn rêu mềm mại bao quanh những tảng đá. Ngoài ra, cát có màu trắng đồng nhất, không có một hạt bụi nào và được cào thành những đường với những gợn sóng đều đặn, khiến nó trông giống như một đại dương vô tận. Ở đây giống như một thế giới khác biệt với sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống hằng ngày. Đây cũng là không gian hoàn hảo cho một cuộc trò chuyện tĩnh lặng về Thiền. Đây là một khu vườn đá đại diện cho Nhật Bản mà tôi muốn được ghé thăm lần nữa. Tác giả: Aoki Etsuko Giảng viên tiếng Nhật

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm: Giá trị tới ngưỡng/giá trị báo động

Giá trị tới ngưỡng/ báo động (critical values/panic values) được Tiến sĩ George Lundberg mô tả hơn 30 năm trước là các giá trị trong phòng xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đang gặp nguy hiểm đến tính mạng trừ khi hành động kịp thời và thích hợp được thực hiện để ngăn chặn nó [1]. Giá trị tới ngưỡng/báo động thể hiện trạng thái sinh lý bệnh khác quá xa so với giá trị bình thường ở mức thấp hoặc cao, có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh và đòi hỏi phải có các can thiệp lâm sàng kịp thời. Đây là “xét nghiệm yêu cầu thông báo ngay kết quả, bất kể kết quả đó là bình thường, bất thường, đáng kể hay nghiêm trọng”. Việc thông báo kết quả giá trị tới ngưỡng/báo động bao gồm việc chuyển tiếp kết quả này đến bác sĩ lâm sàng hoặc y tá chăm sóc người bệnh để có hành động cần thiết nhằm tránh gây tổn hại thêm cho người bệnh. Trong quyết định 2429 về tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm Y học cũng đưa ra yêu cầu về xây dựng quy trình xét nghiệm trong đó có điều mục quy trình xét nghiệm cần đưa ra: “Giá trị tới ngưỡng/báo động”. Tài liệu tham khảo GD L. When to panic over abnormal values. Med Lab Obs. 1972; 4:47–54. 2. Critical Values, last updated on 4/21/2023, Stanford Anatomic Pathology & Clinical Laboratories Tác giả: Trần Thị Thanh Huyền Giảng viên khoa Kĩ thuật xét nghiệm y học

Tầm quan trọng của việc phục hồi chức năng cho người đột quỵ

Tỷ lệ người bị đột quỵ ngày một gia tăng. Đáng nói, đột quỵ thường để lại những di chứng nặng nề. Do vậy, việc phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng với người bệnh. Vì sao cần phục hồi chức năng sau đột quỵ Mục đích của việc phục hồi chức năng là tận dụng tối đa năng lực chưa bị suy giảm/tổn thương của người bệnh sau đột quỵ. Điều trị sớm và tập phục hồi chức năng sau đột quỵ giúp nhiều người lấy lại được nhiều chức năng, đặc biệt trong khoảng ba đến sáu tháng đầu sau đột quỵ, mặc dù vậy sự cải thiện có thể tiếp tục trong nhiều năm tiếp theo. PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên giải đáp về việc thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ.  Hầu hết người bệnh sau đột quỵ đều ít nhiều để lại một vài di chứng thiếu sót về chức năng. Nhu cầu tập luyện phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng các chức năng của người bệnh, như: vận động, ngôn ngữ, nuốt, nhận thức… đến khả năng độc lập và sinh hoạt hàng ngày. Nhu cầu và mục tiêu của người bệnh sau đột quỵ là trọng tâm đối với chương trình phục hồi chức năng. Bên cạnh đó, người bệnh và gia đình cần được tư vấn bởi bác sĩ phục hồi chức năng để đánh giá cụ thể tình trạng di chứng, cân bằng giữa mục tiêu và khả năng của người bệnh để xây dựng một chiến lược can thiệp phục hồi chức năng phù hợp. Một chương trình phục hồi chức năng có thể bắt đầu ngay khi bệnh nhân ổn định và được xác định bởi bác sĩ điều trị và bác sĩ phục hồi chức năng phối hợp đánh giá tình trạng của người bệnh. Chương trình tập luyện được thực hiện bởi nhóm phục hồi chức năng đa chuyên ngành, có thể bao gồm các nhà thần kinh học chuyên điều trị đột quỵ, bác sĩ phục hồi chức năng, chuyên gia vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, chuyên viên ngôn ngữ và các chuyên gia khác. Phục hồi chức năng cho người đột quỵ là gì? Với giai đoạn tuần đầu tiên sau đột quỵ, người bệnh có thể được chuyển đến cơ sở phục hồi chức năng hoặc về nhà trong vòng bốn đến bảy ngày. Nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và quá trình phục hồi. Hầu hết trường hợp người bệnh cần được tập luyện và phục hồi chức năng dưới sự giám sát của nhân viên y tế tại các cơ sở phục hồi chức năng nội trú hoặc ngoại trú.   Trong vòng khoảng ba đến sáu tháng đầu sau đột quỵ: Người bệnh có thể trở về nhà và tiếp tục tập luyện phục hồi chức năng tại nhà hoặc điều trị ngoại trú thông qua một trung tâm phục hồi chức năng đột quỵ ở địa phương. Giai đoạn tiếp theo khoảng một năm sau cơn đột quỵ, một số trường hợp có thể trở lại trạng thái chức năng như trước, trong khi những người khác cân điều chỉnh và thích nghi cơ các di chứng kéo dài sau đột quỵ và tiếp tục duy trì chương trình tập luyện tại nhà. Phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ Việc lựa chọn phương pháp phục hồi đột quỵ tùy thuộc vào mức độ di chứng sau đột quỵ. Các can thiệp phục hồi chức năng tập trung vào: Cải thiện sức mạnh cơ bắp và điều hợp vận động Cải thiện khả năng di chuyển – sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại, gậy hoặc nẹp chân Tập thích nghi các hoạt động hàng ngày với chi yếu liệt Cải thiện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp – chức năng năng nói, đọc và viết Can thiệp nhận thức và trí nhớ Sức khỏe tinh thần. Ngoài ra phục hồi chức năng còn bao gồm các công nghệ hỗ trợ như robot trị liệu và kích thích điện chức năng, kích thích não không xâm lấn để cải thiện các kỹ năng và khả năng phối hợp khác nhau… Tùy tình trạng của người bệnh sau đột quỵ, thời gian can thiệp và các phương pháp phục hồi chức năng sẽ khác nhau, có thể kéo dài từ 1 tháng đến 1 năm hoặc nhiều năm. Hầu hết các kỹ thuật phục hồi chức năng đều được bảo hiểm chi trả toàn bộ hoặc một phần khi người bệnh điều trị tại các đơn vị phục hồi chức năng theo quy định. Người bệnh và gia đình người bệnh cần được khám và tư vấn bởi nhóm phục hồi chức năng để có một lộ trình điều trị phù hợp. Nguồn: PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Báo Sức khỏe và Đời sống – Bộ Y tế. 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng