July 2024

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

  Phục hồi chức năng là quá trình quan trọng trong việc khôi phục và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người gặp những vấn đề về sức khỏe như tai nạn, bệnh tật hay bất kỳ sự suy yếu nào của chức năng cơ thể. Đây không chỉ là việc duy trì, cải thiện các kỹ năng và năng lực hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn là việc tư vấn cải thiện môi trường sống cũng như thay đổi góc nhìn của xã hội về người khuyết tật.   Trong lĩnh vực y học , phục hồi chức năng không chỉ dừng lại ở việc phục hồi về mặt thể chất mà còn mở rộng ra các khía cạnh tinh thần và xã hội. Chương trình phục hồi chức năng bao gồm nhiều phương pháp đa dạng như can thiệp y tế, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu…. Những phương pháp này không chỉ giúp bệnh nhân khôi phục lại khả năng vận động mà còn hỗ trợ cho quá trình hồi phục tâm lý, thúc đẩy việc tham gia vào các hoạt động xã hội.   Phục hồi chức năng còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu các hậu quả xã hội cho những người mắc bệnh hay thương tật. Nhờ vào những tiến bộ trong phương pháp điều trị và sự cải tiến về công nghệ y tế, những người đã trải qua quá trình phục hồi chức năng có thể tái thiết lập lại năng lực và sự độc lập trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.   Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với phục hồi chức năng vẫn là sự phối hợp giữa các chuyên gia y tế, gia đình và cộng đồng để tạo ra môi trường thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho người bệnh. Việc tăng cường cảnh giác và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của phục hồi chức năng là rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi của bệnh nhân, cũng như phát triển phục hồi chức năng tron tương lai.   Với sự phát triển không ngừng của y học và sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia, phục hồi chức năng đã đang và sẽ tiếp tục phát triển và mang lại hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới về một cuộc sống độc lập, tự chủ, không phụ thuộc. ThS Đỗ Minh Hải – Ngành kỹ thuật phục hồi chức năng 🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳🇻🇳 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇯🇵 🇻🇳 Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng  

CÔNG BỐ KẾT QUẢ THI CHỨNG CHỈ QUỐC GIA ĐIỀU DƯỠNG LẦN THỨ 113

Ngày 22/3/2024, kết quả thi chứng chỉ quốc gia điều dưỡng đã được công bố tại website chính thức của Bộ y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản.  Theo đó, năm nay có 63301 thí sinh tham gia ( trong đó có 57860 thí sinh mới tốt nghiệp), tỉ lệ đỗ là 87,8% ( tỉ lệ đỗ của thí sinh mới tốt nghiệp là 93.2%). So với tỉ lệ đỗ hằng năm khoảng 90%, năm nay là năm có tỉ lệ đỗ thấp so với những năm trước. Trong kì thi năm nay, Việt Nam có 22 người tham dự (chỉ thống kê được những người đi theo diện EPA), có 2 người đỗ. Năm trước, tỷ lệ đỗ của ứng viên EPA Việt Nam đạt tới 47%. Ngoài ra còn có những thí sinh người Việt khác tự đăng kí thi, hoặc được những cơ quan tổ chức khác hỗ trợ đăng kí thi, có rất nhiều người đỗ nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể. Người có chứng chỉ điều dưỡng tại nước khác không phải Nhật, muốn làm điều dưỡng tại Nhật cần phải thi đỗ kì thi quốc gia Nhật Bản để có chứng chỉ điều dưỡng Nhật Bản. Kì thi năm nay đã bắt đầu mở đăng kí từ 15/4/2024 Nhận đơn đăng kí từ 15/4/2024 Xác nhận trên web từ 22/4/2024 Tư cách dự thi kì thi quốc gia điều dưỡng Nhật Bản dành cho người nước ngoài. Đối tượng xét duyệt : Người đã tốt nghiệp các trường đào tạo về điều dưỡng hoặc đã có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng. Tiêu chuẩn xét duyệt ( đã tóm lược ) Về hệ đào tạo THPT và thời gian học tại trường đào tạo chuyên môn điều dưỡng. Tốt nghiệp THPT hệ 12 năm học hoặc tương đương. Đã học tại trường cao đẳng, đại học có thời gian đào tạo từ 3 năm trở lên hoặc tương đương. Số giờ học các môn học: Tổng số tín chỉ và số tín của các môn thuộc học phần cơ bản, các môn cơ sở ngành và các môn chuyên môn theo quy định của Nhật Bản. Có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng tại quốc gia sinh sống. Trình độ tiếng Nhật : Đối với người chưa tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông tại Nhật Bản, cần có chứng chỉ JLPT N1 ( hoặc 1kyu, theo phân loại cũ trước tháng 12 năm 1999) Tham khảo trang web chính thức của Bộ y tế lao động và phúc lợi Nhật Bản tại đây. //www.mhlw.go.jp/stf/newpage_37760.html Tổng hợp thông tin: Đỗ Thị Bích Trợ lý khoa Điều Dưỡng