BẠN CÓ THỂ CẢM NHẬN ĐƯỢC VỊ GIÁC TỪ ĐÂU?
Chào các bạn! Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THUV) sinh viên sẽ được học về cấu tạo của các tổ chức, cơ quan trong cơ thể.
Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu về cấu tạo của lưỡi.
Ở trong khoang miệng mỗi chúng ta có tồn tại một khối cơ lớn là cơ lưỡi.
Bề mặt của nó được bao phủ bởi lớp niêm mạc dày được gọi là biểu mô tế bào vảy.
Trên bề mặt của lớp niêm mạc này có rất nhiều nhú lưỡi.
Bề mặt của lưỡi thô ráp chính là do sự xuất hiện của các nhú lưỡi này.
Có 4 loại nhú lưỡi:
- Nhú chỉ
- Nhú nấm
- Nhú đài
- Nhú lá
Ở nhú đài và nhú lá có rất nhiều các cơ quan giúp chúng ta có thể cảm nhận được vị được gọi là nụ vị giác.
Nụ vị giác có khoảng 250 cái trong một nhú đài.
Tại đáy của các rãnh thuộc nhú đài ta sẽ thấy đường nước bọt. Nước bọt này làm sạch bên trong các rãnh, vì vậy nụ vị giác luôn có thể tiếp nhận những kích thích mới. Những kích thích đó trở nên hưng phấn và được truyền tới các tế bào thần kinh.
Vị giác bao gồm 4 vị là ngọt, chua, đắng và mặn. Vị mặn, ngọt được cảm nhận trên đầu lưỡi, vị chua được cảm nhận ở hai bên lưỡi và vị đắng ở rễ lưỡi.
Chắc các bạn sẽ thắc mắc tại sao chúng ta cần thiết phải hiểu về cấu tạo như vậy?
Cấu tạo này sẽ thay đổi khi chúng ta bị bệnh, do vậy, để hiểu được sự thay đổi ấy, chúng ta cần phải nắm được cấu tạo bình thường của tổ chức đó.
Tại khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học, các bạn sinh viên đang được học về cấu tạo của các tố chức cơ quan trong cơ thể.
Các bạn có muốn cùng nhau tìm hiểu về sự kỳ diệu trong cơ thể người không?
Chắc các bạn đang nghĩ nó có vẻ khó phải không? Hãy đừng lo lắng, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn từng bước, từng bước để các bạn có thể hiểu được chúng nhé.
Nếu có hứng thú, các bạn hãy đến và trải nhiệm tại THUV nhé!
Ths. Nakai Yuko – Phó trưởng khoa Kỹ thuật xét nghiệm y học
🇯🇵 🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵
TUYỂN SINH 2024
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: [email protected]
Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.