BONG GÂN CỔ CHÂN VÀ PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG BẰNG BĂNG ÉP

   Bong gân là tình trạng bị kéo giãn, rách toàn phần hoặc một phần dây chằng – một dải mô sợi chắc khỏe nối hai xương với nhau. Bong gân mắt cá chân là chấn thương phổ biến nhất trong các hoạt động thể thao và giải trí. Theo như các nghiên cứu trước đây, tỷ lệ chấn thương do bong gân mắt cá chân là 17-20% 1)2)3).  Mặc dù có sự khác biệt nhỏ về số liệu giữa các nghiên cứu, nhưng tỷ lệ chấn thương do bong gân mắt cá chân vẫn là cao nhất trong số các chấn thương thể thao. Bong gân mắt cá chân được chia thành hai loại: bong gân mắt cá chân phía trong và bong gân mắt cá chân phía ngoài. Trong số đó, bong gân mắt cá chân phía ngoài phổ biến hơn.  Tỉ lệ bong gân mắt cá chân ngoài chiếm 77-80% 3)4) trong tất cả các trường hợp bong gân mắt cá chân. Bong gân mắt cá chân thường bị xem nhẹ, không đến các cơ sở y tế để điều trị đầy đủ, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tái bong gân mắt cá chân thường xuyên khi chơi các hoạt động thể thao 5). Sự lỏng lẻo của khớp cổ chân và những trường hợp tái bong gân diễn ra gây lên tình trạng mất ổn định khớp cổ chân mãn tính (CAI: chronic ankle instability) 5). Có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những đối tượng CAI này bị giảm khả năng kiểm soát tư thế, dẫn đến giảm khả năng thăng bằng, tăng nguy cơ tái bong gân. Để đo đạc được sự suy giảm khả năng kiểm soát tư thế này người ta sử dụng các máy đo đạc chuyên dụng hiện đại, trong số đó có máy đo độ dao động trọng tâm cơ thể, hiện nay tại Khoa phục hồi chức năng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đầu tiên ở miền bắc có sở hữu máy đo độ dao động trọng tâm này và ứng dụng cho sinh viên thực hành để quan sát các hiện tượng hoặc mặt bệnh có ảnh hưởng đến trọng tâm cơ thể:

Máy đo độ giao động trọng tâm GP – 5000 tại Trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam

  Vì vậy việc đưa ra bài tập phục hồi chức năng đặc biệt đối với những người có tiền sử bong gân và việc phòng tránh bong gân cho tất cả các đối tượng thường xuyên tham gia hoạt động thể dục thể thao là điều cần thiết. Một trong những biện pháp phòng tránh bong gân đơn giản, hiệu quả cao đã được nghiên cứu và báo cáo đó là dùng băng thun băng ép khớp cổ chân. Sau đây là hướng dẫn cách băng ép khớp cổ chân bằng băng thun để phòng tránh nguy cơ bong gân khớp cổ chân hiệu quả:

Bước 1: Giữ góc mắt cá chân ở 90 độ.

Bước 2: Đo chiều cao gần đúng của băng là khoảng một nắm tay.

Bước 3: Đặt băng ở phần mặt dưới gót chân, nơi gióng thẳng từ mắt cá chân bên trong và bên ngoài xuống

Bước 4: dùng gót chân làm điểm tựa kéo mạnh 2 đầu của băng lên trên

Bước 5: Dán qua chính giữa mắt cá chân trong và mắt cá chân ngoài, ước lượng cắt đoạn băng vừa với khoảng cách đã đo ở cổ chân.

Bước 6: Dán đoạn băng thứ hai chèn lên ½ đoạn băng đầu tiên về phía ngón chân, áp dụng hướng kéo lên trên theo cách tương tự như cái đầu tiên.

Bước 7: Vẫn đoạn băng đó tiếp tục từ bên ngoài phía ngón út đi qua trung tâm, mặt trước của khớp cổ chân.

Bước 8: Vòng qua mắt cá chân phía trong

Bước 9: Quấn vòng lên phía trên khớp cổ chân

Bước 10: đến vị trí độ cao của đoạn băng đầu tiên để tránh bong tróc

Bước 11: Hoàn thành

 Trên đây là cách hướng dẫn băng ép khớp cổ chân bằng băng thun để phòng tránh nguy cơ bong gân cũng như nguy cơ tái chấn thương. Chúc các bạn có đôi chân khỏe mạnh để tham gia các hoạt động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.

Tài liệu và website tham khảo

1) Ivins D: Acute ankle sprain: an update. Am Fam Physician 74: 1714-20, 2006.

2) Ekstrand J, Gillquist J: Soccer injuries and their mechanisms: a prospective study. 15(3): 267-70, 1983.

3) Hawkins RD, Hulse MA, Wilkinson C: The association football medical research programme: an audit of injuries in professional football. Br J Sports Med 34:0–4, 2000.

4) Woods C, Hawkins R, Hulse M, Hodson A: The Football Association Medical Research Programme: an audit of injuries in professional football: an analysis of ankle sprains. Br J Sports Med 37(3): 233-8, 2003.

5) J: Functional Anatomy, Pathomechanics, and Pathophysiology of Lateral Ankle Instability. J Athl Train 37(4): 364–375, 2002.

6) Battlewin, 足首の捻挫(ねんざ)セルフテーピング強め, 2023,

Ths. Nguyễn Đăng Khoa – Khoa Phục hồi chức năng

🇯🇵 🇾 🇰 🇭⭕🇦 🇹⭕🇰 🇾⭕🇻 🇮 🇪 🇹 🇳 🇦 🇲 🇻🇳 🇻🇳🔴8️⃣6️⃣9️⃣8️⃣🔵9️⃣🔴8️⃣8️⃣🇯🇵 🇯🇵

Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

TUYỂN SINH 2024

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: [email protected]

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.