Điểm khác biệt giữa tết Trung thu ở Việt Nam và Nhật Bản
Tết trung thu là phong tục truyền thống lâu đời của Việt Nam không những vậy đây cũng được coi là ngày quan trọng trong một năm của nhiều nước Châu Á khác .
Theo phong tục Việt Nam cứ ngày 15 tháng 08 âm lịch hàng năm người lớn trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ (gồm có nhiều hoa quả, bánh trái) để dâng lên tổ tiên. Hành động này thể hiện sự thành kính đối với những người thân đã khuất trong gia đình, đồng thời đây cũng là dịp để mọi người được quây quần bên nhau, trẻ em trên khắp cả nước cùng nhau ra đường rước đèn ông sao, chơi nhiều trò chơi và phá cỗ đêm trăng rằm, xem múa lân, và nhiều hoạt động văn nghệ ăn mừng lễ hội trăng rằm với hình ảnh quen thuộc là chị Hằng Nga và chú Cuội.
Ở Nhật Bản lễ hội Trung thu được gọi là Tsukimi – lễ hội ngắm trăng, giống với Việt Nam nó được tổ chức vào rằm tháng tám (15/8 âm lịch).
Tuy nhiên Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần mỗi năm vào khoảng 1 tháng sau – ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/9 âm lịch.
Nếu như người Việt Nam coi ngày tết trung thu là ngày tết đoàn viên, là ngày tết thiếu nhi thì người Nhật Bản lại quan niệm ngày này có ý nghĩa như lời tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Suzuki,..
Thêm một điểm khác biệt về nguồn gốc của ngày tết trung thu của 2 đất nước đó là theo Việt Nam thì tết trung thu gắn liền với sự tích chú cuội và chị Hằng thì tại Nhật Bản tết trung thu gắn liền với sự tích một chú thỏ ngọc đang sinh sống chung với thần Mặt Trăng. Vào đúng ngày trăng tròn của tháng Tám chú thỏ ngọc này cầm chày giã bột để làm bánh Mochi. Từ đó bánh Mochi là loại bánh mà người dân Nhật bản hay ăn cùng nhau vào mỗi dịp trung thu.
Ở Việt Nam món bánh trung thu là một phần không thể thiếu vào mỗi dịp trung thu, tuy nhiên ở Nhật Bản ngoài món bánh truyền thống là dango người Nhật còn ăn kèm vào mỗi dịp trung thu nữa đó là hạt dẻ, khoai môn, đậu tương cùng một số loại trái cây khác,…Tại Nhật Bản người ta sẽ tiến hành các hoạt động trang trí trung thu và làm các món bánh truyền thống để thường thức chúng cùng gia đình vào đêm trung thu và cầu mong sự hạnh phúc và sung túc sẽ đến với gia đình họ.
Sau đây mình sẽ cung cấp cho các bạn một vài từ vựng tiếng Nhật về tết Trung thu nhé:
月見 | つきみ
|
Trăng rằm |
中秋 | ちゅうしゅう | Trung thu |
旧暦 | きゅうれき | Âm lịch |
満月 | まんげつ | Trăng tròn |
十五夜 | じゅうごや | Đêm rằng trung thu |
中秋の名月 | ちゅうしゅうのめいげつ | Trăng rằm |
月を楽しみ | Ngắm trăng | |
月餅 | げっぺい | Bánh trung thu |
餅 | もち | Bánh mochi |
団子 | だんご | Bánh dango |
里芋 | さといも | Khoai môn |
枝豆 | えだまめ | Đậu tương |
栗 | くり | Hạt rẻ |
Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về Văn hóa của cả Việt Nam và Nhật Bản.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường
Cựu sinh viên K2 trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam
TUYỂN SINH 2023
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: [email protected]
Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.