Hiểu về sự khác biệt văn hóa nhìn từ Ho-Ren-So (Những điều cần lưu ý khi làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản)
Thông qua làm việc tại nước ngoài mà tôi đã thấu cảm được rằng hệ thống xử lý công việc theo kiểu của Nhật Bản không phải là chuẩn mực. Hôm nay, tôi muốn giải thích với các bạn về “Ho-ren-so” một trong những thứ mà tôi cảm thấy quan trọng trong số đó (Horenso: trong tiếng Nhật là từ đồng âm với từ cải bó xôi (ホウレン草) . Đây là một nội dung rất quan trọng nên ở trường đại học của chúng tôi, trong buổi định hướng khi sinh viên nhập học và các hoạt động hằng ngày tại trường chúng tôi đều truyền tải điều này để sinh viên nắm được.
Ho-ren-so là viết tắt của 3 từ bên dưới:
Ho: 報告Hokoku (báo cáo) – báo cáo về tiến độ
Ren: 連絡Renraku (liên lạc) – chia sẻ thông tin
So: 相談 (bàn bạc) – đề nghị đưa ra lời khuyên để giải quyết vấn đề hoặc trao đổi ý kiến
Ở Nhật mọi người suy nghĩ rằng nếu không thể làm được Horenso thì vấn đề nhỏ sẽ dần dần trở nên lớn hơn, có khả năng sẽ phát triển thành sự việc không thể kiểm soát được, vì thế khi vào làm tại công ty sẽ được đào tạo về việc này liên tục. Nhưng Horenso này không phải là tiêu chuẩn của thế giới mà là tiêu chuẩn của Nhật Bản. Tôi đã thử suy nghĩ về lý do tại sao thứ quan trọng như thế này lại không được coi trọng.
Lý do đầu tiên có thể nêu ra là ở nước ngoài có chủ nghĩa cá nhân. Mỗi người được giao một nhiệm vụ, công việc và vai trò của họ là phải hoàn thành nó. Vì vậy, họ có thể cho rằng việc báo cáo hoặc bàn bạc giữa chừng có nghĩa là họ không đủ năng lực (họ không thể tự mình làm việc đó nên phải trao đổi với ai đó và xin lời khuyên). Quan điểm “kết quả là tất cả; quá trình không liên quan” là điều mà người Nhật, những người coi trọng tinh thần đồng đội, không thể lý giải được. Đối với người Nhật, nếu không được thông báo về tiến độ công việc, họ sẽ trở nên lo lắng không biết công việc đó sẽ diễn ra như thế nào và cảm thấy bất ổn.
Một lý do nữa là Nhật Bản có truyền thống coi trọng tinh thần đoàn kết. Tiêu chí đánh giá công việc không chỉ bao gồm kết quả về mặt con số mà còn bao gồm tính hợp tác, tinh thần trách nhiệm, tính chủ động… Nếu bạn được trả lương cho công việc của mình, bạn có thể nghĩ rằng “kết quả là tất cả”, nhưng tôi nghĩ rằng thái độ cố gắng và nỗ lực hết mình của bạn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến người khác.
Nói một cách cực đoan, phương pháp đánh giá của Nhật Bản là ngay cả khi khả năng của một người không cao và không đạt được mục tiêu thì họ vẫn có thể được đánh giá tốt ở một mức nhất định. (Mặc dù ngày nay Nhật Bản cũng đang đi theo chủ nghĩa thành tích nên không thể nhận định chung như thế này). Cá nhân tôi cảm thấy các tiêu chí đánh giá của Nhật Bản rất hay và nhân văn. Giả sử khả năng của bản thân tôi rất kém và dù có cố gắng đến mấy cũng không được những người xung quanh thừa nhận, nếu tôi tự nhủ: “Liệu mình có thể cố gắng không?” thì tôi sẽ không thể cố gắng được. Tuy nhiên, tôi cảm thấy mình có thể tồn tại và tìm thấy ý nghĩa của mình trong hệ thống theo kiểu Nhật Bản.
Văn hóa Nhật Bản có những ưu và nhược điểm, nhưng khi làm việc ở Việt Nam, có nhiều lúc tự đáy lòng mình tôi nghĩ rằng “Tôi không thể từ bỏ Horenso được”. Đặc biệt, THUV còn liên quan đến trường đại học của Nhật Bản, với bệnh viện trực thuộc, liên quan đến sinh viên.
Bởi vì có rất nhiều bên liên quan nên tôi vẫn luôn nghĩ, “Nếu Horensho được coi trọng hơn thì đã không gặp phải rắc rối như thế này, đã không phát sinh những hiểu lầm như thế này.” Đây cũng là một khía cạnh tích cực trong khả năng hành động quan tâm đến người khác của Nhật Bản và khía cạnh này cũng phản ánh tinh thần hiếu khách, điều này cũng được nêu trong tinh thần sáng lập trường đại học của chúng tôi, “đào tạo những cán bộ y tế giàu lòng nhân ái và sẵn sàng hội nhập với thế giới.”
THUV là nơi các bạn có thể học về sự khác biệt văn hóa tại Việt Nam. Các bạn hãy đến học với chúng tôi nhé!
Nguồn
Tác giả: SUGAWARA JUNKO
Trưởng Phòng Hành Chính Tổng Hợp
TUYỂN SINH 2024
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: [email protected]
Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.