Sự khác nhau giữa ngày nghỉ lễ quốc gia của Việt Nam và Nhật Bản
Có thể bạn đã biết các ngày/kỳ nghỉ lễ quốc gia trong năm của Việt Nam được chia ra thành 5 kỳ nghỉ theo Bộ Luật Lao Động quy định, đó là:
- Tết Dương Lịch vào ngày 1 tháng 1 năm 2023 được nghỉ 1 ngày.
- từ ngày 20 tháng 1 đến hết ngày 25 tháng 1 năm 2023 nghỉ 7 ngày.
- Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 2023 nghỉ 1 ngày.
- Ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 2023 nghỉ 1 ngày.
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, tức ngày 29 tháng 4 dương lịch nghỉ 1 ngày.
vậy còn ở Nhật Bản có quy định các ngày nghỉ/ kỳ nghỉ giống như chúng ta không, mời các bạn hãy cùng tiềm hiểu nhé!
Theo như pháp luật Nhật bản thì trong năm sẽ có 15 ngày lễ. Nếu những ngày lễ này rơi vào chủ nhật thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ hai kế tiếp. Cũng giống như Việt Nam chúng ta đúng không nào? Vậy cụ thể là những ngày:
- Ngày mồng một Tết: 01/01: Đây là ngày lễ quan trọng nhất ở Nhật bản.Có thể bạn chưa biết Nhật Bản là một đất nước Châu Á duy nhất ăn tết theo lịch Dương.Nên thay vì nghỉ tết âm như chúng ta thì họ sẽ nghỉ vào ngày đầu tiên của năm theo dương lịch.Thường sẽ được nghỉ một ngày, nhưng tùy vào từng công ty có thể nghỉ kéo dài từ ngày 30 đến mùng 3/01.
- Ngày lễ thành niên:Trước đây là ngày 15 tháng 1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày Thứ Hai của tuần thứ 2 của tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho các thanh niên tròn 20. Từ năm 1948, ngày thành nhân được chính phủ Nhật chính thức coi là một ngày lễ: “Khuyến khích chúc mừng những người đã trở thành người lớn trong tinh thần tự giác và tự lập”. Lễ trưởng thành ở Việt Nam vào thời xưa ít được chú ý nên so với nhiều nghi lễ khác không được nhắc đến nhiều. Trong khi đó, một số dân tộc thiểu số như: dân tộc Ê Đê, dân tộc Dao, dân tộc Sán Chỉ… quan niệm nghi lễ này có ý nghĩa đặc biệt nên thường được tổ chức rất long trọng..Đặc biệt, thời gian gần đây lễ trưởng thành tổ chức theo hướng tự phát, thường do các trường tự tổ chức vào dịp cuối năm cùng với sự tham gia của thầy cô, bạn bè và phụ huynh tuy nhiên thì ở Việt Nam ngày này sẽ không tính là ngày nghỉ.
- Ngày Quốc khánh:Thay vì là ngày 2 tháng 9 giống Việt Nam thì ở Nhật sẽ là ngày 11 tháng 2. Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày này năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang.
- Ngày lễ tạ ơn người lao động:Ngày 23 tháng 11. Là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được tổ chức khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần. Còn ở nước ta cũng có ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Ngày Xuân phân:Ngày 20 tháng 3. Đây được coi là ngày lễ ca tụng thiên nhiên và sinh vật sống.
- Ngày Chiêu Hòa: Ngày 29 tháng 4. Đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà.
- Ngày Hiến pháp:mồng 3 tháng 5. Từ năm 1947 ngày này được lấy để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật được thiết lập, đánh dấu và gợi nhớ một sự kiện – một thể chế mới được thiết lập và có hiệu lực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
- Ngày lễ dân tộc: là ngày mồng 4 tháng 5.Ở Việt Nam có ngày 19/4 cũng là “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” tuy nhiên cũng không tính vào ngày nghỉ
- Ngày thiếu nhi: mồng 5 tháng 5 (khác với nước ta là ngày mồng 1 tháng 6). Đây là ngày lễ để cầu cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em
- Ngày của biển:Thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7. Đây là ngày dành để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng. Ngày này đánh dấu việc Hoàng Đế Meiji trở về an toàn sau chuyến đi Hokkaido trên một con thuyền năm 1876.
- Ngày kính lão:Thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 9. Là ngày dành để tỏ lòng kính trọng đối với người già và chúc thọ, là ngày để tưởng nhớ về những người đã khuất và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Người ta thường đi thăm mộ người thân vào những ngày này.
- Ngày thể dục thể thao:Thứ Hai của tuần thứ hai của tháng 10. là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao.
- Ngày Văn hóa: Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự hưng thịnh và phát triển của nền văn hóa truyền thống và tình yêu tự do, hoà bình. Vào ngày này, các trường học và chính phủ Nhật lựa chọn và ken thưởng những người có thành thích đặc biệt xuất sắc.
- Tuần lễ Obon:Lễ hội Obon từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8. Thế nhưng không phải là ngày lễ quốc gia nhưng người Nhật nghỉ tương đối dài vào những ngày này. Tuần lễ Obon là 1 trong ba kỳ nghỉ dài nhất trong năm của người Nhật bên cạnh kỳ nghỉ Tết và kỳ nghỉ ” Tuần Lễ Vàng”. Lễ hội Obon giống như lễ xá tội vong nhân của Việt Nam vào dịp Rằm tháng Bảy âm lịch.
- Như vậy trong một năm Nhật Bản sẽ có tổng cộng 16 ngày nghỉ quốc gia, nhiều hơn so với nước ta thật là đáng ghen tỵ phải không? Hy vọng bài viết này sẽ cũng cấp được thông tin hữu ích và thú vị cho mọi người đặc biệt là những độc giả quan tâm đến sự khác biệt giữa văn hóa Nhật Bản-Việt Nam, những người sắp và đang học và làm việc tại Nhật.
Nguồn tham khảo:
Tác giả: Đỗ Thị Mai Phương
Cựu sinh viên K2 trường đại học y khoa Tokyo Việt Nam
TUYỂN SINH 2024
Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: [email protected]
Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: [email protected]
Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.