THIẾU HỤT NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIỆT NAM

Phục hồi chức năng là một trong 4 trụ cột của nền y tế quốc gia, là một chuyên ngành cơ bản cần phải được đáp ứng phù hợp với nhu cầu của người bệnh và người khuyết tật.

Nhu cầu phục hồi chức năng của người dân ngày càng tăng

Phục hồi chức năng (PHCN) là quá trình trợ giúp người bệnh bằng các phương pháp tiếp cận đa ngành giúp người bệnh giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng. Vì vậy PHCN là một trong 4 hợp phần của dịch vụ y tế, bao gồm: Nâng cao sức khỏe; dự phòng; điều trị; PHCN và chăm sóc giảm nhẹ.

Tại Việt Nam, nhu cầu về PHCN đang ngày càng gia tăng do mô hình bệnh tật đang chuyển đổi với đa gánh nặng về các bệnh mãn tính, bệnh không lây và chấn thương. Cùng với đó là tình trạng gia tăng đáng lo ngại về tai nạn thương tích. Sau 4 năm (2012 – 2015), số vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động và số ca bị thương nặng đã tăng từ 1,2 đến 1,4 lần, nhất là tổn thương về tủy sống.

Không chỉ thế, Việt Nam là một trong những quốc gia già hóa nhanh nhất ở châu Á. Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,9% (2019). Tuổi thọ ở nước ta đạt ở mức cao so với các nước có cùng mức thu nhập nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại chưa cao. Đồng thời, những tiến bộ trong ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kỹ thuật Y học giúp phát hiện sớm, cứu sống nhiều bệnh nhân hơn nên số lượng cần PHCN cũng sẽ nhiều hơn.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), ở nước ta vào thời điểm năm 2019; cứ khoảng 7 người thì có 2 người mắc các bệnh/tật cần PHCN, tương ứng với tỷ lệ 30.000/100.000 dân. Ước tính cả nước sẽ có trên 30 triệu người cần được PHCN trong đó tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn so với nam, tập trung nhiều hơn ở độ tuổi 50 – 59 và nhiều nhất thuộc với nhóm mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp …

Nhu cầu PHCN của người dân rất lớn tuy nhiên khả năng cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế, bất cập. Mạng lưới các cơ sở Chỉnh hình – PHCN phân tán trực thuộc nhiều bộ ngành, thiếu cơ chế kết nối, phối hợp trong kiểm soát chất lượng dịch vụ. Nhân lực chưa đảm bảo cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng… Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng, đặc biệt là các kỹ thuật chuyên sâu như hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nhu cầu Phục hồi chức năng của người dân ngày càng tăng cao

Phát triển nguồn nhân lực là một trong các giải pháp quan trọng

Những năm gần đây nhiều đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về phát triển PHCN đã được ban hành trong đó có Kế hoạch Quốc gia về phát triển PHCN giai đoạn 2014 – 2020. Hệ thống PHCN ở nước ta nhờ vậy mà đã ngày càng được cải thiện, khả năng cung cấp dịch vụ ngày càng được tăng cường mặc dù vậy mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu trong thực tế.

Trên phạm vi cả nước, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chỉ có 0,25 nhân lực PHCN/10.000 dân, thấp hơn so với định mức theo khuyến cáo của WHO (0,5 – 1/10.000 dân). Để đạt được mức trung bình theo khuyến cáo của WHO (0,75/10.000), Việt Nam hiện còn thiếu khoảng 4.850 nhân lực có chuyên môn được đào tạo về PHCN, nhiều gấp 2 lần so với số lượng nhân lực được cấp Chứng chỉ hành nghề hiện có. Bởi vậy, đa số các cơ sở PHCN trong cả nước đều đang có nhu cầu được bổ sung nhân lực là bác sĩ PHCN (85% số bệnh viện có báo cáo), cử nhân kỹ thuật PHCN (75%), kỹ thuật Hoạt động trị liệu (65%) …

Hội thảo chiến lược quốc gia phát triển hệ thống phục hồi chức năng (Nguồn ảnh: Báo Sức khỏe & đời sống)

 Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn và cấp bách phát triển ngành PHCN, Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4039/QĐ về Kế hoạch Quốc gia về phát triển phục hồi chức năng Việt Nam. Kế hoạch này bao gồm nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực ngành PHCN với mục tiêu: 100% các trường đại học chuyên ngành Y, 50% các trường cao đẳng, trung cấp y tế công lập có đào tạo về PHCN và có khoa hoặc bộ môn PHCN; 100% các khoa hoặc bộ môn PHCN có nội dung đào tạo các chức danh chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa PHCN, cử nhân vật lý trị liệu, ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu, hoạt động trị liệu… Chính vì thế, trong các năm gần đây, các trường đại học Y trên cả nước hầu hết đều đào tạo về Bác sĩ định hướng PHCN.

Cả nước hiện có 3 cơ sở đào tạo Bác sĩ chuyên khoa PHCN (Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) với số lượng ước tính khoảng gần 100 người/năm. Ngoài ra còn có 9 cơ sở đào tạo cử nhân kỹ thuật PHCN (ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG, bet365it , TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH) với số lượng tuyển sinh hàng năm là 430 người. Trong đó, bet365it là trường Đại học đầu tiên và duy nhất 100% vốn đầu tư của Nhật Bản. Với chương trình đào tạo tiên tiến tới từ Nhật Bản và cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ trường bắt đầu đi vào tuyển sinh từ năm học 2016~217, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hội nhập quốc tế vì sự phát triển của ngành PHCN Việt Nam và thế giới.

Sinh viên Phục hồi chức năng Trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam trong tiết học chế tạo đệm lót cho Người bệnh sử dụng xe lăn

Nguồn: Báo Sức khỏe & đời sống ()

ThS. Đỗ Minh Hải – Khoa Phục hồi chức năng

👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇👇

Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng

TUYỂN SINH 2023

Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn.
Hotline: 0869 809 088
Email: [email protected]

Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.