Tìm hiểu về ngành xét nghiệm y học năm 2018

Trong hoạt động chẩn đoán và chữa trị bệnh, xét nghiệm y học là một hoạt động quan trọng không thể thiếu. Chính vì vậy ngành xét nghiệm y học cũng trở thành sự lựa chọn của nhiều thí sinh và phụ huynh trước ngưỡng cửa đại học. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về ngành xét nghiệm y học để theo đuổi ngành này một cách đúng đắn nhất. Xem thêm: Mã ngành xét nghiệm y học năm 2018 Điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học Ngành xét nghiệm y học là gì? – Học xong ra trường làm gì? 1. Tìm hiểu ngành xét nghiệm y học Ngành xét nghiệm y học:  Đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình trạng sức khỏe con người cũng như phát hiện các vấn đề y tế một cách chính xác nhất. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm, từ đó phát hiện và đưa ra bằng chứng về tình trạng bệnh. Nhờ đó bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp chữa trị thích hợp cho bệnh nhân. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành xét nghiệm y học sẽ có cơ hội làm việc tại: Vị trí kỹ thuật viên xét nghiệm ở các bệnh viện, cơ sở y tế hay các phòng khám tư nhân. Đặc biệt, việc các công ty nước ngoài đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam cũng đưa đến cơ hội việc làm rộng mở cho những bạn trẻ theo đuổi ngành học này. Các cơ quan y tế khác như viện xét nghiệm Trung ương, phòng xét nghiệm, cơ quan/tổ chức môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. 2. Trường đại học có ngành xét nghiệm y học Xét nghiệm y học là một ngành quan trọng trong hệ thống y tế, tuy nhiên số lượng trường đào tạo ngành hiện nay tại Việt Nam là chưa nhiều. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành, các bạn có thể lựa chọn những địa chỉ đào tạo uy tín như sau: Miền Bắc: bet365it ; Đại học Y Hà Nội; Đại học Y Hải Phòng Miền Nam: Đại học Y Dược TP.HCM; Đại học Y Dược Cần Thơ; Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch Trong đó, trường Đại học Y khoa Tokyo là địa chỉ đào tạo ngành xét nghiệm y học được nhiều phụ huynh và học sinh lựa chọn bởi: Chương trình đào tạo của trường theo tiêu chuẩn quốc tế có sự kết hợp giữa phương pháp giảng dạy Nhật Bản và Việt Nam, trường hướng đến việc bồi dưỡng kiến thức và năng lực thực tiễn cho sinh viên. Các bạn sinh viên sau khi ra trường sẽ có khả năng chuyên môn đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với sự phát triển của toàn ngành. 3. Điểm chuẩn chuyên ngành xét nghiệm y học là bao nhiêu? Với đặc điểm thuộc các ngành y dược, ngành xét nghiệm y học có điểm chuẩn khá cao so với những ngành nghề khác. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về ngành xét nghiệm y học với bảng điểm chuẩn của các trường như sau: Trường có chuyên ngành xét nghiệm y học Điểm chuẩn chuyên ngành xét nghiệm y học Đại học Y Hà Nội 26.5 điểm Đại học Y Hải Phòng 24.5 điểm Đại học Y Dược TP.HCM 26.25 điểm Đại học Y Dược Cần Thơ 25 điểm Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch 25.75 điểm Trong đó điểm chuẩn chuyên ngành xét nghiệm y học tại Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam năm 2017 là 15 điểm theo tổ hợp các môn A00, A01, B00, D08. 4. Xét duyệt ngành xét nghiệm y học tại Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam bet365it tuyển sinh theo 2 phương thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bạn học sinh có ý định học tập tại đây: 4.1. Xét kết quả kỳ thi THPT Quốc gia Thí sinh cần tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 và tổng điểm các môn thi tổ hợp xét tuyển không thấp hơn ngưỡng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Bên cạnh đó, không có môn nào thuộc tổ hợp xét tuyển thấp hơn 1 điểm. Với hình thức này, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xét tuyển những tổ hợp môn sau: A00: Toán – Vật lý – Hóa học A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh B00: Toán – Hóa học – Sinh học D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh 4.2. Xét hồ sơ và phỏng vấn Đối với phương thức xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn, thí sinh phải đảm bảo đã tốt nghiệp THPT hoặc dự kiến tốt nghiệp năm 2018 với điểm trung bình học tập mỗi năm THPT đều ≥ 6,8 điểm. Thí sinh tham gia xét tuyển phải trải qua 2 vòng như sau: Vòng 1: Xét học bạ và bài tham luận về lý do chọn trường, chuyên ngành. Vòng 2: Phỏng vấn trực tiếp. Để nắm rõ hơn về phương thức và thời gian xét tuyển, bạn có thể tham khảo thông tin trên trang web chính thức của trường tại đây.  5. Chương trình học ngành xét nghiệm y học Đối với ngành xét nghiệm y học hệ đại học, chương trình học sẽ kéo dài 4 năm ở hầu hết các trường đại học có chuyên ngành này. Sinh viên ngành xét nghiệm điều dưỡng sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về cấu tạo, chức năng cơ thể con người; khoa học thông tin và kỹ thuật y học cũng như đại cương về xét nghiệm y học. Bên cạnh

Mã ngành xét nghiệm y học năm 2018

Xét nghiệm y học là thuộc hệ thống các ngành y khoa, đóng vai trò quan trọng với hành trình chăm sóc sức khỏe và sự phát triển của y học hiện đại. Rất nhiều thí sinh muốn theo đuổi ngành xét nghiệm nhưng lại không biết tìm hiểu ở đâu. Với mã ngành xét nghiệm y học 2018, bạn có thể trên website của Bộ Giáo dục – đào tạo và tra cứu thông tin về các trường tuyển sinh – đào tạo ngành học này. Xem thêm: Điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học là bao nhiêu? Ngành xét nghiệm y học là học gì? Học ngành xét nghiệm y học ra làm việc ở đâu? 1. Mã ngành xét nghiệm y học 2018 Xét nghiệm y học là ngành học đặc thù mà sinh viên khi theo học ngành này được trang bị các kiến thức và kỹ năng để có thể kiểm tra, phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch, … nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bệnh, từ đó phát hiện, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị kịp thời. Ở nước ta hiện nay, có tới 70% số quyết định y khoa dựa trên kết quả xét nghiệm. Chính vì vậy mà người ta thường coi xét nghiệm như cánh tay phải đắc lực của bác sĩ trong chăm sóc sức khỏe. Trong kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Mã ngành xét nghiệm y học là 7720601. Với mã ngành này, bạn có thể lên website tuyển sinh chính thức của Bộ, nhập mã ngành và tìm hiểu phương án tuyển sinh của các trường đại học cao đẳng đào tạo ngành xét nghiệm y học. 2. Điểm chuẩn ngành xét nghiệm y học Điểm chuẩn mã ngành xét nghiệm y học luôn được đánh giá là khá cao so với mức điểm chung. Dưới đây là điểm chuẩn một số trường tuyển sinh, đào tạo ngành kỹ thuật xét nghiệm y học năm 2017: STT Mã trường Tên trường Điểm chuẩn 1 THU Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam 15 2 DCL Trường Đại học Cửu Long 15.5 3 DHY Đại học Y Dược – Đại học Huế 24.5 4 DKY Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương 23.75 5 DNC Đại học Nam Cần Thơ 15.5 6 DTY Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên 23.75 7 DVT Đại học Trà Vinh 25.5 8 HBU Đại học quốc tế Hồng Bàng 15.5 9 TTN Đại học Tây Nguyên 21.5 10 DCD Đại học Công nghệ Đồng Nai 15.5 11 TYS Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 25.75 12 YCT Đại học Y dược Cần Thơ 25 13 YDN Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng 24.5 14 YDS Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh 26.25 15 YHB Đại học Y Hà Nội 26.5 16 YKV Đại học Y khoa Vinh 19.5 17 YPB Đại học Y Hải Phòng 24.5 18 YTC Đại học Y tế cộng đồng 24.8   3. Học xét nghiệm y khoa ở đâu? Những năm gần đây, Bộ Y tế không ngừng khuyến khích và tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng đào tạo ra đội ngũ nhân lực cho ngành y, nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Có thể thấy, hiện nay rất nhiều trường đại học tuyển sinh đào tạo ngành xét nghiệm y học từ Bắc tới Nam. Có thể kể đến: Miền Bắc: Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam; Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương; Đại học Y dược Hải Phòng; Đại học Y Hà Nội; Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; … Miền Trung: Đại học Y dược – Đại học Huế; Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng; Đại học Y khoa Vinh; … Miền Nam: Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh; Đại học Y dược Cần Thơ; Đại học Công Nghệ Đồng Nai; Đại học Cửu Long… Trong số đó, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là trường đại học đào tạo ngành xét nghiệm y học theo tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm. Sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm cảm giác “du học tại chỗ”. bet365it không chỉ quan tâm đến đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành mà còn chú trọng đến giáo dục y đức với sứ mệnh đào tạo đội ngũ cán bộ y tế mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho cộng đồng. Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài, sinh viên theo học tại trường có cơ hội tiếp xúc và nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Hằng năm, trường tổ chức hoạt động trao đổi sinh viên, đồng thời, mời các bác sĩ, giáo sư tại các bệnh viện, trường đại học Nhật Bản sang chia sẻ kinh nghiệm và trực tiếp giảng dạy. Trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên học tập, thi lấy chứng chỉ và làm việc tại Nhật Bản. Hằng năm cứ đến mỗi kỳ xét tuyển đều có không ít các bậc phụ huynh, thí sinh bối rối và băn khoăn về vấn đề trường học và ngành học. Hi vọng với những chia sẻ về mã ngành xét nghiệm y học 2018, điểm chuẩn và trường đào tạo như trên có thể giúp đỡ cho những thí sinh có đam mê với ngành học này.  

Giải đáp thắc mắc về ngành phục hồi chức năng

Trong ba vấn đề của Y tế bao gồm: Phòng bệnh, chữa bệnh, hồi phục chức năng và nâng cao sức khỏe thì ngành phục hồi chức năng  ra đời muộn hơn do điều kiện kinh tế và nhận thức của con người. Tuy vậy, ngành hồi phục chức năng đang dần khẳng định vị thế quan trọng của mình trong hệ thống y tế cũng như trong chăm sóc sức khỏe con người. Xem thêm: Học ngành hồi phục chức năng sau này làm gì? Cơ hội và nghề nghiệp phát triển ngành hồi phục chức năng ở Việt Nam 1. Ngành phục hồi chức năng là gì? Ngành phục hồi chức năng là một chuyên ngành y tế, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp y học, xã hội, giáo dục và kỹ thuật phục hồi nhằm hồi phục, cải thiện khả năng hoạt động bình thường của bệnh nhân không may bị khiếm khuyết, bệnh tật, suy giảm chức năng vận động của cơ thể. Mục tiêu giúp cho bệnh nhân hòa nhập vào các hoạt động thường ngày và không còn cảm thấy bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Các phương pháp chính trong việc hồi phục chức năng là các phương pháp trị liệu, được gọi chung là vật lý trị liệu. Do đó ngành còn hay được gọi là ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng để thể hiện sự quan trọng của vật lý trị liệu trong việc hồi phục chức năng. 2. Cử nhân phục hồi chức năng ra trường làm gì? Đặc điểm của ngành phục hồi chức năng là chăm sóc cho bệnh nhân ở hầu hết mọi lứa tuổi. Trong khi đó, thực tế cho thấy rằng những người qua 40 tuổi đều có nhu cầu chăm sóc và điều trị bằng vật lý trị liệu, hồi phục chức năng. Chính vì vậy, các bạn trẻ theo đuổi ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng ngày một nhiều.   Thông thường, ngành phục hồi chức năng hệ đại học sẽ trải qua 4 năm học. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng có thể làm việc tại khoa phục hồi chức năng tại các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm phục hồi chức năng; các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật; các tổ chức dành cho người khuyết tật;… Cụ thể, các tân cử nhân được trang bị các kiến thức để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn như: Điều trị phục hồi đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khuyết tật và khiếm khuyết. Khám, lượng giá vật lý trị liệu phục hồi chức năng, các kỹ thuật vật lý cơ bản và chuyên sâu. Lập kế hoạch, phác đồ hồi phục chức năng cho bệnh nhân. Nghiên cứu, phát triển các phương pháp hồi phục chức năng. Cố vấn phương pháp trị liệu cho các bệnh viện. Tham gia các hoạt động y tế cộng đồng. 3. Học ngành vật lý trị liệu và phục hồi chức năng ở đâu? Ở nước ta có rất nhiều trường y khoa đào tạo ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng, nhưng một trong số các trường được sinh viên tin tưởng lựa chọn để theo đuổi ước mơ của mình đó là bet365it . Đây là ngôi trường Y đầu tiên được đặt tại Việt Nam dưới sự liên kết của hai Chính phủ Việt – Nhật. Trường hướng tới đào tạo nguồn lực mang tính quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất, chương trình học chuẩn hiện đại của Nhật Bản. Sinh viên học tập tại trường được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực thực tiễn ngành nghề cho sinh viên để có thể chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho mọi người, đáp ứng nhu cầu vật lý trị liệu hồi phục chức năng ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học tiếng Nhật trong suốt 4 năm học đại học, giúp quá trình xin việc ở Nhật Bản được dễ dàng hơn. Với sứ mệnh “nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và tính nhân văn, giúp trau dồi tinh thần tự lập, tương trợ lẫn nhau“ của đội ngũ cán bộ y tế để “mang lại sức khỏe, hạnh phúc” cho cộng đồng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai có đam mê và muốn học ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Trên đây là những tìm hiểu cơ bản về ngành phục hồi chức năng, ngành có vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.  

Sinh viên ngành phục hồi chức năng làm gì sau khi ra trường?

Phục hồi chức năng là một trong những ngày cực hot hiện nay và nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ. Những kiến thức cơ bản về ngành này như ngành phục hồi chức năng làm gì, kỹ năng và kiến thức cần có của một sinh viên phục hồi chức năng cũng như lựa chọn nơi nào để theo đuổi ước mơ vào ngành là điều mà rất nhiều bạn tân sinh viên tương lai cần phải tìm hiểu. Xem thêm: Cơ hội và nghề nghiệp phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam 1. Ngành phục hồi chức năng làm gì? Học ngành phục hồi chức năng ra làm gì? Đó là câu hỏi mà bất cứ bạn trẻ nào cũng quan tâm khi tìm hiểu về ngành. Sau khi ra trường, bạn có thể làm việc tại khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện, trung tâm y tế, các trường đại học, cao đẳng y tế – phục hồi chức năng, trung tâm phục hồi chức năng, các bệnh viện y học cổ truyền, các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật hay tổ chức của chính phủ và phi chính phủ về hỗ trợ trẻ em khuyết tật. Công việc của kỹ thuật viên phục hồi chức năng cụ thể như sau: Hướng dẫn người bệnh điều trị bằng các kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi thực hiện các quy trình. Các kỹ thuật chính được thực hiện trong ngành phục hồi chức năng là nhiệt trị liệu, điện trị liệu, laser trị liệu, xoa bóp… Thực hiện các kỹ thuật, lượng giá vật lý trị liệu phục hồi chức năng và các kỹ thuật thông thường, chuyên sâu cho người bệnh. Thực hiện lập kế hoạch điều trị và tiên lượng thời gian phục hồi cho người bệnh. Theo dõi tình hình tiến triển bệnh của bệnh nhân theo thời gian cụ thể đồng thời có những tác động vào tinh thần người bệnh như an ủi, động viên, hướng dẫn các điều trị bệnh. Phối hợp với các kỹ thuật viên phục hồi chức năng khác để thực hiện các kỹ thuật điều trị. Kiểm tra các trang thiết bị y tế trước khi đưa vào điều trị đồng thời quản lý máy móc và báo cáo cho cán bộ quản lý nếu máy móc có vấn đề trong quá trình sử dụng. 2. Những kiến thức kỹ năng nào sinh viên cần có khi học ngành phục hồi chức năng? Sinh viên học ngành phục hồi chức năng sẽ được đào tạo các kiến thức cơ sở và chuyên ngành thông qua các giờ học và thực hành. Các kiến thức cần có: Sinh viên học ngành phục hồi chức năng cần phải nắm được các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, nguyên lý kỹ thuật công nghệ cùng với các kiến thức chuyên môn để vận dụng vào thực tế trong quá trình thực hiện các kỹ thuật điều trị cho bệnh nhân. Sinh viên phải hiểu biết rõ về các quy tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị, đảm bảo thực hiện quy trình và vận hành máy móc an toàn đồng thời báo cáo cho cán bộ quản lý nếu máy móc có vấn đề, hỏng hóc. Sinh viên phải có kiến thức về phương pháp luận khoa học trong thực hành kỹ thuật, học tập, nghiên cứu khoa học. Sinh viên cần phải tìm hiểu về pháp luật và các chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân để có thể tham gia các hoạt động y tế cộng đồng, từ thiện. Sinh viên ngành phục hồi chức năng cần phải biết ngoại ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, …) để không chỉ làm việc tại Việt Nam mà còn nâng cao cơ hội làm việc tại nước ngoài sau khi ra trường. Kỹ năng: Thiết lập các kỹ thuật khám – lượng giá vật lý trị liệu phục hồi chức năng và thực hiện các quy trình một cách thành thạo, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Vận hành máy móc một cách thành thạo, cẩn thận, bảo quản trang thiết bị dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Sinh viên học ngành phục hồi chức năng cần phải có khả năng làm việc nhóm, khả năng phối hợp và chia sẻ công việc với đồng nghiệp để thực hiện các kế hoạch hồi phục cho bệnh nhân. Đây là kỹ năng mà rất nhiều sinh viên ngành phục hồi chức năng còn thiếu. 3. Trường Đại học Y khoa Tokyo – nơi chắp cánh cho ước mơ bet365it được coi là nơi mà các bạn sinh viên có thể du học Nhật Bản ngay tại đất nước mình. Đây là ngôi trường Y khoa đầu tiên được xây dựng trên nền tảng liên kết, hỗ trợ của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Tại ngôi trường danh giá này, các bạn sinh viên sẽ được học tập và đào tạo bởi các giảng viên hàng đầu ngành y của Nhật Bản và Việt Nam, những người sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức chính xác về ngành học cùng những kinh nghiệm, kỹ năng khi vào nghề. Trường luôn chú trọng về cơ sở vật chất để các sinh viên có thể học tập trong một môi trường đầy đủ và hiện đại nhất. Hơn 80 bàn máy tính được mở trong cả giờ học và giờ tự học, phòng thực hành dụng cụ chỉnh hình, thực hành phục hồi chức năng vật lý trị liệu có đầy đủ thiết như tay, chân giả, xe đạp thể dục, thang song song đi bộ, các loại máy vận động, … giúp sinh viên được thực hành một cách

Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu?

Ngành phục hồi chức năng là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong y tế hiện nay, đây cũng là ngành rất được chú trọng đào tạo tại các trường y trong những năm gần đây. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng  nhằm giúp các em học sinh có nguyện vọng theo học ngành phục hồi chức năng sẽ có căn cứ để đưa ra quyết định chọn trường Đại học phù hợp với mình. Xem thêm: Những điều cần biết về ngành hồi phục chức năng Sinh viên ngành phục hồi chức năng làm gì sau khi ra trường? Phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam- Cơ hội và nghề nghiệp 1 Ngành phục hồi chức năng thi khối nào? Các bạn tân sinh viên muốn theo học ngành phục hồi chức năng sẽ theo thi theo 2 khối A và B.  Khối A: Toán – Lý – Hóa. Khối B: Toán – Hoá – Sinh. Cách thức xét tuyển vào ngành phục hồi chức năng của các trường Đại học sẽ căn cứ vào điểm thi của các môn học khối A và khối B của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia. Thí sinh trúng tuyển phải đạt điều kiện có tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển ngành phục hồi chức năng lớn hơn hoặc bằng điểm sàn theo Quy định của Bộ GD&ĐT: Toán – Lý – Hoá, Toán – Hoá – Sinh và điểm đó phải lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của trường Đại học mà bạn nộp đơn dự tuyển. 2. Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng Mức điểm chuẩn của ngành ngành phục hồi chức năng được đánh giá là khá cao trong những năm gần đây và có sự chênh lệch từ 1-2 điểm qua các năm, giao động từ 21 – 24,25 điểm và có sự thay đổi cụ thể tại từng trường Đại học. Dưới đây là điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của một số trường Y dược từ năm 2015 – 2017: Trường Đại học Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Đại học Y dược TPHCM 23,25 22 24,25 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương 22,25 21 22 Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng 21,75 22,5 23,5   3. Ngành phục hồi chức năng đại học lấy bao nhiêu điểm?       Trước khi nộp đơn dự tuyển vào một trường Đại học, Cao đẳng, chắc chắn các bạn tân sinh viên tương lai sẽ phải tìm hiểu rất kỹ về ngành nghề, điểm chuẩn của trường qua các năm và so sánh với các trường trong cùng lĩnh vực với nhau. Dưới đây là bảng điềm chuẩn ngành phục hồi chức năng năm gần nhất 2017 của một số trường Y khoa nổi tiếng, những số liệu này sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo trước khi lựa chọn nộp vào ngôi trường phù hợp: STT Tên trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam A00, A01, B00, D08 18 2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh B00 24.25 3 Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương B00 22 4 Đại học Quốc tế Hồng Bàng A00, B00, D09 15.5 Trong số các ngôi trường Y dược ở trên, mức điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam được cho là ở mức vừa sức với nhiều bạn học sinh có học lực khá trở lên có thể đạt được. Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi đã giúp các bạn học sinh và phụ huynh biết được tổng quan điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng của các trường đại học Y khoa nổi tiếng tại Việt Nam để đánh giá khả năng của mình và có cơ sở để quyết định chọn ngôi trường phù hợp với chính các em.

Phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam- Cơ hội và nghề nghiệp

Xuất hiện vào đầu thế kỉ XIX, ngành phục hồi chức năng đang dần chiếm một vị thế quan trọng trong ngành y. Vậy sự phát triển ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam như thế nào? Liệu đây có phải là một ngành có tiềm năng phát triển và tạo nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ không?. 1. Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng Phục hồi chức năng là chuyên ngành nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, kỹ thuật y học, xã hộị, giáo dục nhằm cải thiện, nâng cao khả năng hoạt động của bệnh nhân sau chấn thương hoặc người khiếm khuyết, khuyết tật bẩm sinh. Có thể khẳng định rằng, nhờ có sự phát triển không ngừng của ngành phục hồi chức năng mà ngày càng có nhiều người phục hồi chức năng, trở về cuộc sống bình thường, hòa nhập với xã hội. Tuy là một ngành khá mới song trong những năm vừa qua, số lượng các trường đào tạo của ngành phục hồi chức năng đang tăng lên, có thể kể đến một số trường sau: Miền Bắc: Đại học Y khoa Tokyo; Cao đẳng Y Dược Pasteur… Miền Trung: Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng; Đại học Y dược Huế… Miền Nam: Trường Đại học Y – Dược TP. Hồ Chí Minh; Cao đẳng Y dược Sài Gòn; Đại học quốc tế Hồng Bàng… 2. Tiềm năng phát triển ngành phục hồi chức năng Sự gia tăng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội là yêu cầu và cũng là động lực để hệ thống trang thiết bị, phương pháp kỹ thuật ngành phục hồi chức năng phát triển theo. Tiềm năng phát triển của ngành phục hồi chức năng thể hiện ở việc hệ thống đào tạo kỹ thuật viên phục hồi chức năng đang được mở rộng và nâng cao cả về quy mô và chất lượng. Ý nghĩa nhân đạo cao cả mà ngành phục hồi chức năng hướng tới: giúp những người bị suy giảm chức năng hoạt động do tai nạn hoặc bẩm sinh có thể phục hồi các chức năng để làm việc như những người bình thường khác. Không chỉ có những liệu pháp đơn giản cổ truyền như dưỡng sinh, xoa bóp, thể dục thể thao, … mà -kỹ thuật phục hồi chức năng còn có thể chữa bệnh nhờ vào các máy móc, thiết bị công nghệ cao. Số người có nhu cầu gia tăng thì số lượng kỹ thuật viên ngành phục hồi chức năng cũng tăng lên. Tại Việt Nam, dù là một ngành khá mới mẻ trong hệ thống y khoa nhưng cũng có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp từ Bắc vào Nam đào tạo ngành này. Điều này hứa hẹn cho sự phát triển nguồn nhân lực của ngành phục hồi chức năng. 3. Nhu cầu nhân lực ngành phục hồi chức năng Chắc chắn một điều rằng, không phải ngẫu nhiên mà ngành y nói chung và ngành phục hồi chức năng nói riêng trở thành một trong những ngành thu hút nhiều sự quan tâm của thí sinh nhất mỗi kì tuyển sinh. Bởi nhu cầu về nguồn nhân lực ngành phục hồi chức năng luôn ở mức cao nên cử nhân sau khi ra trường có thể phần nào yên tâm về vấn đề “đầu ra”. Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2015, trong hơn 7 tỉ người trên thế giới có tới khoảng 1 tỉ người khuyết tật cần được trị liệu. Tại Canada, một đất nước mà hàng năm có vài trăm ngàn người di dân thì rất cần sự phát triển đội ngũ kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng chính là một trong những ngành giúp bạn dễ dàng định cư nhất tại Canada. Ở Mỹ, trong bối cảnh dân số nước này đang bước vào giai đoạn già hóa, yêu cầu về nhân lực ngành phục hồi chức năng thậm chí tăng lên vào khoảng 27% trong giai đoạn 2014 – 2024. Trở lại Việt Nam, đất nước có số lượng người khuyết tật cao bậc nhất khu vực Châu Á với số lượng người khuyết tật chiếm khoảng 7.8% dân số vào năm 2015, trong khi nguồn nhân lực ngành phục hồi chức năng còn mỏng đã đặt ra yêu cầu lớn đối với ngành y trong nước. Cũng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về kế hoạch phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014 -2020, nước ta tập trung phát triển mạng lưới phục hồi chức năng toàn quốc từ tuyến xã lên đến tuyến trung ương. Có thể nói, nhu cầu về ngành phục hồi chức năng nước ta luôn ở mức rất cao. Từ những tiềm năng của sự phát triển ngành phục hồi chức năng, có thể thấy trong tương lai, những trường đại học đào tạo ngành này sẽ là điểm đến trong tầm ngắm của rất nhiều học sinh. Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đào tạo chuyên ngành phục hồi chức năng theo tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp giao lưu trao đổi với Nhật Bản cam kết đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.

Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng

Những năm gần đây, ngành y nói chung và ngành phục hồi chức năng nói riêng luôn dành được sự quan tâm lớn từ xã hội. Tuy nhiên, không phải em học sinh, phụ huynh nào cũng hiểu rõ về chất lượng giảng dạy, học tập của các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng. Bài viết sau sẽ giúp những ai quan tâm đến ngành phục hồi chức năng có lựa chọn tốt nhất để chọn học trường phù hợp với mình.  Xem thêm: Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu? Giải đáp thắc mắc về ngành hồi phục chức năng Sinh viên ngành phục hồi chức năng làm gì sau khi ra trường? 1. Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam bet365it là một trong những trường đào tạo ngành phục hồi chức năng/vật lý trị liệu tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam có 100% vốn đầu tư Nhật Bản. Với triết lý giáo dục “Mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người trên thế giới”, trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ nhu cầu của ngành phục hồi chức năng trong nước mà còn ở cả nước ngoài. 1.1. Địa chỉ bet365it nằm gọn trong khuôn viên xanh mát tại ST-01 của khu đô thị Ecopark, nằm sát bên cầu Thanh Trì, thuộc địa phận huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Trường có chương trình đào tạo và hệ thống trang thiết bị hiện đại chuẩn Nhật Bản từ văn phòng, phòng y tế, phòng thực hành, thư viện, … 1.2. Điểm chuẩn của đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Năm 2018, chỉ tiêu ngành phục hồi chức năng/vật lý trị liệu là 80 chỉ tiêu. Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam xét tuyển thông qua hai hình thức: Xét kết quả THPT Quốc gia năm 2018. Xét hồ sơ phỏng vấn. Ở cả hai hình thức này, thí sinh phải nộp một bài tham luận về lý do chọn trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và ngành phục hồi chức năng cùng hồ sơ kèm theo. Năm 2017, điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng theo tổ hợp của trường A00, A01, B00, D08 là 18. 1.3. Vì sao bạn nên chọn Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam? Sinh viên trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam có cơ hội “du học tại chỗ”, được tiếp nhận nền giáo dục và kỹ thuật y tế hiện đại chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng tin học, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ Anh – Nhật, … Đối với riêng ngành phục hồi chức năng, sinh viên được học tập kiến thức, kĩ năng chuyên môn về phục hồi chức năng vật lý trị liệu và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để có thể công tác tại các bệnh viên, cơ sở y tế hay tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong quá trình thực tập và sau khi tốt nghiệp, trường tạo điều kiện tối đa cho sinh viên làm việc tại các bệnh viện trong nước như bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện đa khoa Gia Lâm, … hay học tập và làm việc tại nước ngoài. 2. Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Thành lập vào năm 2008, trường Cao đẳng Y dược Pasteur là ngôi trường đi đầu trong việc xây dựng bệnh viện để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân và sinh viên thực hành trong quá trình học tập tại trường được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép. 2.1. Địa chỉ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur có 02 địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Địa chỉ:  73 Văn Cao, Phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ngõ 212 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. 2.2. Điểm chuẩn Năm 2018, trường Cao đẳng Y dược Pasteur tuyển sinh theo hình thức xét học bạ Trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hóa. Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng như phương án tuyển sinh của nhà trường, trường sẽ ưu tiên thí sinh nộp hồ sơ sớm và dừng tuyển sinh khi hết chỉ tiêu. Với phương châm giảng dạỵ “Sâu Y lý – Giỏi Y thuật”, trường hướng tới mục tiêu đào tạo 100% sinh viên ra trường có việc làm và mức thu nhập ổn định. Trường nâng cao số giờ học thực hành tại bệnh viện, phòng thí nghiệm hiện đại, tiên tiến của trường. Đội ngũ giảng viên tại trường giỏi, giàu kinh nghiệm, có học hàm tiến sĩ, thạc sĩ. 3. Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn là ngôi trường tiên phong đào tạo nguồn nhân lực nhóm ngành Y dược trong những năm vừa qua và là một trong số ít các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng tại khu vực miền Nam. 3.1. Địa chỉ Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn có 02 cơ sở. Cơ sở 1: Số1036 đường Tân Kỳ Tân Quý, Tổ 129, khu phố 14,  phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở 2: Toà nhà PTT, Đường số 3, Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. 3.2 Điểm chuẩn Năm 2018, trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tuyển sinh theo 02 hình thức: Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia 2018 tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa và Toán –

145 quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng căn bản

Quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng là những kiến thức rất quan trọng trong ngành y tế mà bất cứ điều dưỡng viên nào cũng phải nắm được. Dưới đây là các nội dung có trong quy trình. Xem thêm: TOP 4 trường đại học đào tạo ngành phục hồi chức năng uy tín Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu? Những điều cần biết về ngành phục hồi chức năng  1.1. Vật lý trị liệu: kỹ thuật viên trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Điều trị bằng sóng ngắn và sóng cực ngắn Điều trị bằng vi song Điều trị bằng từ trường Điều trị bằng dòng điện một chiều đều Điều trị bằng điện phân dẫn thuốc Điều trị bằng các dòng điện xung Điều trị bằng siêu âm Điều trị bằng sóng xung kích Điều trị bằng dòng giao thoa Điều trị bằng tia hồng ngoại Điều trị bằng Laser công suất thấp Điều trị bằng tia tử ngoại tại chỗ Điều trị bằng tia tử ngoại toàn thân Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng) Điều trị bằng nhiệt lạnh (chườm lạnh) Điều trị bằng Parafin Điều trị bằng xông hơi (tắm hơi) Điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục Điều trị bằng tia nước áp lực cao Thủy trị liệu toàn thân (bể bơi, bồn ngâm) Điều trị bằng bùn khoáng Điều trị bằng nước khoáng Điều trị bằng oxy cao áp Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống Điều trị bằng điện trường cao áp Điều trị bằng ion tĩnh điện Điều trị bằng ion khí Điều trị bằng tĩnh điện trường 1.2. Vận động trị liệu: trực tiếp tập cho bệnh nhân hoặc hướng dẫn bệnh nhân Tập vận động thụ động Tập vận động có trợ giúp Tập vận động chủ động Tập vận động tự do tứ chi Tập vận động có kháng trở Tập kéo dãn Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người Kỹ thuật tập tay và bàn tay cho người bệnh liệt nửa người Kỹ thuật tập đứng và đi cho người bệnh liệt nửa người Kỹ thuật đặt tư thế đúng cho người bệnh liệt tủy Tập lăn trở khi nằm Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi Tập ngồi thăng bằng tĩnh và động Tập thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng Tập đứng thăng bằng tĩnh và động Tập dáng đi Tập đi với thang song song Tập đi với khung tập đi Tập đi với nạng (nạng nách, nạng khuỷu) Tập đi với bàn xương cá Tập đi trên máy thảm lăn (Treadmill) Tập lên, xuống cầu thang Tập đi trên các địa hình Tập đi với chân giả trên gối Tập đi với chân giả dưới gối Tập vận động trên bóng Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chi trên Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chi dưới Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chức năng Tập với thang tường Tập với ròng rọc Tập với dụng cụ quay khớp vai Tập với dụng cụ chèo thuyền Tập với giàn treo các chi Tập với ghế tập mạnh cơ tứ đầu đùi Tập với xe đạp tập Tập thăng bằng với bàn bập bênh Tập với bàn nghiêng Tập các kiểu thở Tập ho có trợ giúp Kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực Kỹ thuật dẫn lưu tư thế Kỹ thuật kéo nắn Kỹ thuật di động khớp Kỹ thuật di động mô mềm Kỹ thuật tập chuỗi đóng và chuỗi mở Kỹ thuật ức chế co cứng tay Kỹ thuật ức chế cơ cứng chân Kỹ thuật ức chế co cứng thân mình Kỹ thuật xoa bóp Kỹ thuật ức chế và phá vỡ các phản xạ bệnh lý Kỹ thuật kiểm soát đầu, cổ và thân mình Tập điều hợp vận động Tập mạnh cơ sàn chậu (pelvis floor) 1.3. Hoạt động trị liệu: trực tiếp tập cho bệnh nhân hoặc hướng dẫn bệnh nhân Kỹ thuật tập sử dụng và điều khiển xe lăn Hướng dẫn người liệt hai chân ra vào xe lăn Hướng dẫn người liệt nửa người ra vào xe lăn Tập các vận động thô của bàn tay Tập các vận động khéo léo của bàn tay Tập phối hợp hai tay Tập phối hợp mắt tay Tập phối hợp tay miệng Tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày (ADL) (ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, vui chơi giải trí, …) Tập điều hòa cảm giác Tập tri giác và nhận thức Tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày với các dụng cụ trợ giúp thích nghi 1.4. Ngôn ngữ trị liệu: hướng dẫn bệnh nhân tập Tập nuốt Tập nói Tập nhai Tập phát âm Tập giao tiếp Tập cho người thất ngôn Tập luyện giọng Tập sửa lỗi phát âm 1.5. Kỹ thuật thăm dò, lượng giá, chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng (trực tiếp làm) Lượng giá chức năng người khuyết tật Lượng giá chức năng tim mạch và hô hấp Lượng giá chức năng tâm lý Lượng giá chức năng tri giác và nhận thức Lượng giá chức năng ngôn ngữ Lượng giá chức năng thăng bằng Lượng giá chức năng dáng đi Lượng giá chức năng sinh hoạt hàng ngày Lượng giá lao động hướng nghiệp Thử cơ bằng tay Đo tầm vận động khớp Đo áp lực bàng quang bằng máy niệu động học Đo áp lực bàng quang bằng cột thước nước Đo áp lực hậu môn trực tràng Đo áp lực bàng quang bệnh nhân nhi Lượng giá sự phát triển của trẻ theo tổi Lượng giá sự phát triển tâm thần kinh ở trẻ bằng tét Denver Tiêm Botulinum toxine nhóm A vào điểm vận động để điều trị co cứng cơ Phong bế thần kinh bằng Phenol để