Ngành điều dưỡng học những gì

Hầu hết các bạn học sinh và phụ huynh khi lựa chọn ngành, chọn trường đại học thường chỉ quan tâm đến điểm chuẩn, đến đầu ra mà không thực sự hiểu rõ về ngành học mà các bạn lựa chọn, ví dụ như ngành đó học những gì, chương trình đào tạo ra sao. Đối với những ai có nguyện vọng theo đuổi ngành điều dưỡng có thể cân nhắc đến trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Đây là ngôi trường đào tạo ngành điều dưỡng với chương trình và phương pháp giảng dạy tiêu chuẩn quốc tế. Vậy ngành điều dưỡng học những gì? Chương trình học như thế nào tham khảo bài biết sau để biết thông tin chi tiết Xem thêm: Học phí học ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng học ở đâu Du học ngành điều dưỡng 1. Chương trình đào tạo ngành điều dưỡng Chương trình đào tạo ngành điều dưỡng của trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam kéo dài 4 năm. Sinh viên phải tích lũy tối thiểu 142 tín chỉ trở lên. Ngoài những môn bắt buộc, sinh viên có thể học thêm 2 tín chỉ môn học tự chọn. Chương trình đào tạo cụ thể như sau: Học phần cơ sở Học phần chuyên môn ngành tối thiểu Năm thứ nhất Tên học phần Số tín chỉ Tên học phần Số tín chỉ Bắt buộc Tự chọn Bắt buộc Tự chọn Giáo dục thể chất 3 Hình thái học chức năng I 2 Giáo dục quốc phòng – an ninh 8 Hình thái học chức năng II 2 Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩ Mác – Lê nin 5 Sinh học hóa 2 Tổng cộng: 6 Tin học 2 Bệnh lý học 2 Tiếng Anh I 4 Bệnh và điều trị I 3 Tiếng Nhật I 2 Bệnh và điều trị II 3 Tiếng Nhật II 4 Vi sinh vật học 2 Tổng cộng 10 Tiếng Nhật A 2 Điều dưỡng cơ bản I 4 Kĩ năng giao tiếp 1 Điều dưỡng cơ bản II 4 Tổng cộng 8 Tổng cộng 20 Năm thứ hai Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Dinh dưỡng học lâm sàng 2 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 3 Dược lý học 2 Tiếng Anh II 2 Tâm lý học lâm sàng 1 Tổng cộng 5 Tiếng Anh III 2 Điều dưỡng cơ bản III 4 Tiếng Nhật III 2 Điều dưỡng cơ bản IV 3 Tiếng Nhật IV 2 Chắm sóc sức khỏe người lớn I 1 Tiếng Nhật B 2 Chăm sóc sức khỏe người lớn II 5 Tiếng Nhật C 2 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi I 4 Đại cương KHSK thể chất và tinh thần 2 Điều dưỡng tâm thần I 4 Tiếng Anh A 1 Điều dưỡng tâm thần 2 2 Tiếng Anh B 1 Tổng 19 2 Tổng cộng 23 Năm thứ ba Liên kết ngành trong CSSK Chăm sóc sức khỏe y tế phúc lợi xã hội Sức khỏe và môi trường Dịch tễ học – Thống kế Tổng cộng 8 Chắm sóc sức khỏe người lớn III 3 Chăm sóc sức khỏe người lớn IV 3 Chăm sóc sức khỏe trẻ em I 4 Chăm sóc sức khỏe trẻ em  II 2 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi II 4 Nghiên cứu điều dưỡng 3 Tổng cộng 19 Năm thứ tư Khái quát khoa học sự sống 2 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ I 4 Đại cương khoa học sinh mệnh 2 Chăm sóc sức khỏe II 2 Điều dưỡng tại nhà I 4 Điều dưỡng tại nhà II 2 Y tế công cộng 4 Điều dưỡng quốc tế 4 Tổng cộng 4 Tổng cộng 20 Tổng cộng : 142 (2) 2. Ngành điều dưỡng học những gì? Với mục tiêu đào tạo cử nhân điều dưỡng có năng lực và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người trong nước và quốc tế, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam giảng dạy với nội dung mới mẻ, hiện đại tại các đại học y khoa của Nhật Bản. Trong quá trình học, có các giảng viên ưu tú tại Nhật Bản qua giao lưu và giảng dạy. Trong quá trình học, sinh viên được học tập những kiến thức, kỹ năng cốt lõi về chăm sóc sức khỏe cũng như các quy định của ngành y và đạo đức hành nghề y. Không những vậy, sinh viên được trau dồi kiến thức để hiểu và áp dụng nguyên lý điều dưỡng, sử dụng thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng. Sinh viên sau khi ra trường có thể công tác tại khoa điều dưỡng các bệnh viện, cơ sở y tế; các tổ chức, hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng; lập kế hoạch điều dưỡng; đảm nhận vị trí quản lý, ghi chép hồ sơ bệnh án, … Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam giảng dạy kết hợp tiếng Nhật và tiếng Anh trong nội dung đào tạo. Sinh viên được học tập tiếng Nhật với mục tiêu tối thiểu đạt chứng chỉ N2 để có thể học tập, công tác tại Nhật Bản. Điều này tạo nên lợi thế lớn cho sinh viên ra trường có thể làm việc tại Nhật Bản cũng như các nước khác. Bên cạnh kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng tin học cũng được nhà trường kết hợp khéo léo trong nội dung chương trình giảng dạy tại trường. Trường đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đang có chương trình giao lưu, hợp tác quốc tế. Hằng năm, nhà trường tổ chức trao đổi sinh viên sang Nhật. Với sinh viên năm tư, trường tạo điều kiện tối đa để thực tập và học tập lấy chứng chỉ điều dưỡng tại Nhật Bản. 3. Ngành điều dưỡng học những môn

Tại sao chọn ngành điều dưỡng

Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một tăng lên của con người, điều dưỡng viên là người giữ vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cho quá trình phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân hiệu quả hơn. Đối với các bạn mới tìm hiểu hay đã lựa chọn học ngành điều dưỡng, chắc hẳn bạn vẫn còn nhiều băn khoăn về ngành học này. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao chọn ngành điều dưỡng. Xem thêm: Ngành điều dưỡng học những gì Học phí ngành điều dưỡng hiện nay Ngành điều dưỡng học ở đâu? 1. Thực trạng và khó khăn của nghề điều dưỡng Số lượng điều dưỡng viên chiếm đến 2/3 tổng số nhân lực trong hệ thống ngành y tế, chính vì vậy đây là một vị trí rất quan trọng và cần thiết. Điều dưỡng  viên có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân, kiểm tra tình trạng bệnh nhân và hỗ trợ bác sĩ trong suốt quá trình trị liệu. Điều dưỡng viên không chỉ phải dành nhiều thời gian để theo dõi, chăm sóc từng bệnh nhân mà họ còn phải lắng nghe, chia sẻ với người bệnh trong suốt quá trình điều trị. Bên cạnh đó, áp lực của những người điều dưỡng viên là không hề nhỏ bởi công việc của họ có liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người. Điều dưỡng viên luôn phải duy trì sự tỉnh táo, chuyên nghiệp để thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất. Cường độ làm việc dày đặc cùng số lượng bệnh nhân lớn sẽ khiến công việc điều dưỡng trở nên vất vả hơn rất nhiều. Mối quan hệ giữa điều dưỡng viên và bệnh nhân cũng là một trong những khó khăn trong nghề điều dưỡng. Họ phải là người biết lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của bệnh nhân cũng như cảm thông với những lo lắng của người nhà bệnh nhân. Điều dưỡng viên phải giữ thái độ hòa nhã, cởi mở và tận tâm với người bệnh. Bên cạnh nhiệm vụ chăm sóc, điều dưỡng viên cũng phải giải đáp các thắc mắc của người bệnh cũng như chia sẻ, động viên tinh thần của họ. 2. Tại sao nên chọn ngành điều dưỡng? Sự khó khăn, vất vả của nghề điều dưỡng đã khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn khi lựa chọn ngành học này. Tuy nhiên ngành điều dưỡng vẫn còn rất nhiều thuận lợi dành cho người đi theo con đường này. 2.1 Khan hiếm nguồn nhân lực Ngành điều dưỡng ở nước ta luôn ở trong tình trạng thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1 bác sĩ sẽ cần 3.5 điều dưỡng viên. Con số này ở Việt Nam chỉ là 1.9 điều dưỡng viên. Chính vì vậy, cơ hội việc làm ở các vị trí điều dưỡng viên tại bệnh viện hay trung tâm y tế là rất lớn dành cho các sinh viên điều dưỡng sau khi ra trường. Bên cạnh đó, điều dưỡng viên hoàn toàn có thể làm việc tự do hoặc chăm sóc tại nhà cho các bệnh nhân. 2.2 Mức lương hấp dẫn Là một trong những ngành thuộc hệ thống y tế, ngành điều dưỡng có mức lương khá cao. Theo thống kê của Jobstreet Việt Nam năm 2016, ngành điều dưỡng đứng thứ 5 về mức thu nhập dành cho vị trí nhân viên mới tốt nghiệp và nhân viên có từ 1-3 năm kinh nghiệm. Tại Việt Nam, điều dưỡng viên ít kinh nghiệm có thể có thu nhập từ 6-7 triệu đồng/ tháng. Đối với những người làm việc lâu năm, mức lương của họ có thể lên tới 9-10 triệu đồng/tháng. 2.3 Cơ hội làm việc và định cư tại nước ngoài Nhu cầu lớn về nhân lực ngành điều dưỡng không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn ở nhiều đất nước phát triển khác. Tại Mỹ, các bệnh viện thiếu khoảng 100.000 điều dưỡng viên và con số này tăng lên đến 430.000 người vào năm 2020. Tại Nhật Bản, cứ 5 người Nhật trên 75 tuổi thì có đến 4 người sẽ thiếu điều dưỡng viên chăm sóc vào năm 2025. Chính vì vậy, sinh viên theo học ngành điều dưỡng hoàn toàn có thể làm việc và định cư tại nhiều quốc gia trên thế giới nếu có thể đáp ứng đủ điều kiện tại nước này. 3. Những tố chất cần thiết của 1 điều dưỡng viên Vốn là một ngành nghề đặc thù, ngành điều dưỡng cần những người có tố chất phù hợp. Để theo đuổi được con đường này, bạn không chỉ cần đến kiến thức chuyên môn mà còn phải có những tố chất sau: Tỉ mỉ, cẩn thận: Điều dưỡng viên là những người chịu trách nhiệm trực tiếp về sức khỏe của bệnh nhân. Do đó bạn cần phải là người cẩn trọng tỉ mỉ trong từng hoạt động để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, sự cẩn thận cũng giúp điều dưỡng viên hạn chế tối đa sai sót khi làm việc. Có khả năng giao tiếp: Ở vị trí của những điều dưỡng viên, bạn cần phải nói chuyện, chia sẻ và thăm hỏi người bệnh. Nó không chỉ là cách để điều dưỡng viên xử lý hiệu quả các tình huống phát sinh mà còn giúp đem tới vui vẻ, sự thoải mái cho người bệnh trong quá trình điều trị. Chịu được áp lực cao: Yêu cầu cao trong công việc cùng cường độ làm việc dày đặc đều khiến các điều dưỡng viên gặp áp lực. Chính vì vậy, khả năng chịu được căng thẳng và xử lý áp lực thời gian sẽ là tố chất cần thiết

Ngành điều dưỡng đại học lấy bao nhiêu điểm

Ngành điều dưỡng đang là một trong những ngành đào tạo được đông đảo các bạn học sinh lựa chọn hiện nay. Với nhu cầu nhân lực lớn, sinh viên tốt nghiệp ngành điều dưỡng có cơ hội việc làm cực kỳ rộng mở. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó chính là thông tin về mức điểm trúng tuyển ngành điều dưỡng của các trường đại học. Bài viết sau sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc ngành điều dưỡng đại học lấy bao nhiêu điểm một cách chi tiết nhất. Xem thêm: Học phí ngành điều dưỡng Tại sao chọn ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng học những môn gì 1. Ngành điều dưỡng thi khối nào? Điều dưỡng là một ngành quan trọng thuộc hệ thống y tế với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc cho cá nhân và cộng đồng. Người làm công việc điều dưỡng sẽ chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình hình bệnh nhân và phối hợp với bác sĩ trong quá trình trị liệu. Với đặc điểm như vậy, ngành điều dưỡng yêu cầu học sinh đăng ký xét tuyển phải có kiến thức sinh hóa cơ bản. Chính vì vậy, theo quy định của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành điều dưỡng tại các trường đại học sẽ thi khối B với tổ hợp 3 môn Toán – Hóa – Sinh. Bên cạnh đó, với hình thức thi và xét tuyển thay đổi trong những năm gần đây, các trường đại học còn xét tuyển thêm các tổ hợp môn mở dộng như Toán – Hóa – Anh, Toán – Lý – Hóa hay Văn – Hóa – Sinh. Điều này sẽ giúp tăng thêm cơ hội của các bạn học sinh khi thi vào ngành điều dưỡng tại các trường đại học. 2. Điểm chuẩn ngành điều dưỡng Các ngành liên quan đến sức khỏe con người như Y, Dược đều là một trong những ngành có mức điểm chuẩn cao nhất các năm. Bên cạnh đó, với số học sinh tham gia thi tuyển ngày càng tăng cao, điểm đầu vào của các trường Y Dược luôn ở mức cao. Điều này gây không ít lo lắng, băn khoăn cho những người lựa chọn theo con đường này. Tuy nhiên, điểm chuẩn ngành điều dưỡng không quá cao như các ngành học Y đa khoa hay ngành Dược. Do đó, các bạn học sinh có thể yên tâm hơn phần nào về khả năng trúng tuyển vào chuyên ngành điều dưỡng ở các trường đại học. Mức điểm chuẩn ngành điều dưỡng từ năm 2016 dao động trong khoảng 21 – 24 điểm tùy theo các trường đại học. Trong đó, đại học Y Hà Nội – một trong những trường đại học hàng đầu có điểm chuẩn cao hơn, rơi vào khoảng 24 điểm. 3. Ngành điều dưỡng đại học lấy bao nhiêu điểm? Các trường đại học đào tạo chuyên ngành điều dưỡng hiện nay đều xét tuyển dựa vào kết quả cuộc thi THPT Quốc gia. Riêng đối với trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, trường sẽ xét tuyển thông qua hai hình thức đó là xét kết quả THPT Quốc gia năm và xét hồ sơ phỏng vấn. Hình thức xét hồ sơ phỏng vấn sẽ trải qua 2 vòng: vòng 1 là xét học bạ và tham luận về lý do chọn trường, vòng 2 là phỏng vấn trực tiếp thí sinh. Yêu cầu của học sinh để đăng ký xét tuyển theo hình thức này là điểm trung bình học tập 3 năm lớp 10, 11 và 12 mỗi năm phải lớn hơn 7 điểm. Đối với hình thức xét tuyển dựa vào điểm thi THPT Quốc gia, mức điểm cụ thể ở các trường đại học Y Dược uy tín qua các năm như sau: Tên trường Tổ hợp môn xét tuyển Chuyên ngành Mức điểm Đại học Y Hà Nội Toán – Hóa – Sinh Điều dưỡng 24 điểm Đại học Y Dược Thái Bình Toán – Hóa – Sinh Điều dưỡng 22.5 điểm Đại học Y Dược TP.HCM Toán – Hóa – Sinh Điều dưỡng đa khoa Điều dưỡng (chuyên ngành hộ sinh) Điều dưỡng (chuyên ngành gây mê hồi sức 22 – 23 điểm Đại học Y Dược Cần Thơ Toán – Hóa – Sinh Điều dưỡng 22.75 điểm Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Toán – Hóa – Sinh Toán – Lý – Hóa Toán – Lý – Anh Toán – Sinh – Anh Điều dưỡng đa khoa 18 điểm Với số lượng trường xét tuyển cũng như mức điểm chuẩn không quá cao, ngành học điều dưỡng là sự lựa chọn của nhiều bạn học sinh và bậc phụ huynh. Tuy nhiên để đạt được những điểm số này và theo học tại các trường đại học uy tín, các bạn học sinh cần cố gắng ôn luyện cho kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo thông tin tuyển sinh trên trang web chính thức của các trường đại học để lựa chọn địa chỉ đào tạo phù hợp nhất. Bài viết trên đã giúp các bạn học sinh giải đáp câu hỏi ngành điều dưỡng đại học lấy bao nhiêu điểm. Với những thông tin về khối thi và mức điểm chuẩn, các bạn sẽ có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất để lựa chọn trường đại học đào tạo ngành điều dưỡng phù hợp. Một môi trường học tập chuyên nghiệp và năng động sẽ là cơ sở cho con đường tương lai của bạn.

Ngành điều dưỡng nên học trường nào

Những ngày này, ngoài điểm số thi cử thì học ngành nào, ra trường có dễ xin việc không đang là câu hỏi mà nhiều phụ huynh và các em học sinh quan tâm. Trong số đó, ngành y nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng luôn được biết đến là một trong những ngành được xã hội dành nhiều sự quan tâm, đặc biệt trong các năm gần đây. Tuy nhiên, không phải Quý phụ huynh cũng như các bạn trẻ thật sự hiểu rõ về ngành học thú vị này, còn chưa biết Ngành điều dưỡng nên học trường nào? Xem thêm: Tại sao chọn ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng học những gì Ngành điều dưỡng đại học lấy bao nhiêu điểm 1. Ngành điều dưỡng yêu cầu những kiến thức và phẩm chất như thế nào? Ngành điều dưỡng là một ngành thuộc hệ thống ngành y, nắm giữ vai trò giám sát, kiểm tra, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân từ khi bắt đầu quá trình điều trị đến khi phục hồi. Người làm nghề điều dưỡng hay còn gọi là điều dưỡng viên sẽ giúp bệnh nhân của mình xoa dịu nỗi đau cả về thể xác và tinh thần. Để trở thành người điều dưỡng viên tốt, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, sinh viên cần trau dồi cho mình những phẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn thật tốt. 1.1 Về kiến thức: Ngành điều dưỡng đòi hỏi kiến thức nền tảng và chuyên sâu về nghiệp vụ như: tìm hiểu và áp dụng nguyên lý điều dưỡng; chẩn đoán và chăm sóc điều dưỡng; quy trình và kĩ thuật điều dưỡng lâm sàng và chuyên khoa; nắm vững các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng;… Bởi vì người điều dưỡng viên có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân nên họ cần có một vốn hiểu biết sâu rộng về các loại thuốc. Không chỉ là xác định thuốc, kê toa mà còn phải biết đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc, qua đó có sự điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân, từng giai đoạn cụ thể. Người điều dưỡng viên cần là người biết lắng nghe và nắm bắt được suy nghĩ, tình cảm của bệnh nhân. Thực tế, không phải bệnh nhân nào cũng có một trạng thái tinh thần tốt, giúp quá trình điều trị nhanh chóng mà có những bệnh nhân phải chịu sự giày vò nỗi đau tinh thần. Đó là lý do mà người điều dưỡng cần có sự linh hoạt, nhạy bén, nắm bắt được tâm lý bệnh. Suốt quá trình điều trị phục hồi, người y tá cần có kĩ năng đánh giá chính xác tình trạng bệnh nhân, truyền đạt tâm tư nguyện vọng của họ với bác sĩ. Không chỉ ở bệnh viện mà điều dưỡng viên phải thường xuyên tư vấn cho người nhà và bệnh nhân chế độ chăm sóc tại nhà để tránh tình trạng tái bệnh. 1.2 Về tố chất và phẩm chất đạo đức: Ngành điều dưỡng không hoàn toàn là ngành làm theo những nhiệm vụ rập khuôn, máy móc theo chỉ thị của bác sĩ, ngành điều dưỡng cần có sự linh hoạt, nhanh nhạy để phù hợp chăm sóc từng bệnh nhân cụ thể, từng loại bệnh khác nhau. Nếu bác sĩ chữa cái gốc bệnh thì người điều dưỡng đóng vai trò trong việc giảm bớt nỗi đau và hồi phục thể trạng của bệnh nhân. Công việc của điều dưỡng viên rất bận rộn, có đôi khi xảy ra những tình huống bất ngờ, chính vì lẽ đó mà họ phải bình tĩnh, cẩn trọng, thực hiện chính xác nghiệp vụ chuyên môn của mình. Một trong những phẩm chất đạo đức quan trong nhất của ngành điều dưỡng là y đức bởi “lương y như từ mẫu”. Điều dưỡng viên cần có trái tim yêu thương con người, tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với bệnh nhân và lòng trắc ẩn. Đau cùng nỗi đau của bệnh nhân, quan tâm, an ủi bệnh nhân khi họ chịu đau đớn, khó khăn. Bên cạnh đó, người điều dưỡng cần có tác phong nghiêm chỉnh, đúng mực, trang phục gọn gàng, tươm tất. Có như vậy, họ mới có thể lấy được sự tin tưởng, kính trọng từ bệnh nhân. 2. Ngành điều dưỡng nên học trường nào? Bên cạnh việc chọn ngành thì chọn trường sao cho phù hợp với điểm số, nguyện vọng vô cùng quan trọng. Trước khi chọn trường, phụ huynh và các em học sinh cần tìm hiểu kĩ thông tin tuyển sinh và chất lượng đào tạo của trường. Hiện nay có rất nhiều trường trên khắp cả nước đào tạo ngành điều dưỡng.  Bên cạnh những trường công lập lâu đời thì trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam là một trong những trường đào tạo ngành điều dưỡng với chương trình và tiêu chuẩn hiện đại, tiên tiến mà nhiều bạn nên cân nhắc. Mang trên mình sứ mệnh “đào tạo những cán bộ y tế trình độ cao, giàu lòng nhân ái và sẵn sàng hội nhập với thế giới”, chăm sóc sức khỏe và đem đến hạnh phúc cho cộng đồng, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, từ các phòng vi tính, phòng thực hành đến khuôn viên xanh. bet365it cung cấp chương trình đào tạo theo trình độ và kỹ thuật Nhật Bản. Sinh viên học tại trường không chỉ được đào tạo về kiến thức chuyên môn mà còn được rèn luyện kĩ năng mềm như kĩ năng quản lý, kĩ năng tin học, kĩ

15 điểm nhận hồ sơ xét tuyển hệ chính quy trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam năm 2018

  bet365it là cơ sở giáo dục có số vốn 100% Nhật Bản. Với chương trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại theo tiêu chuẩn Nhật Bản, chúng tôi coi sứ mệnh đào tạo đội ngũ cán bộ Y tế trình độ cao, giàu lòng nhân ái. Năm 2018, trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam trân trọng thông báo ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ XÉT TUYỂN các ngành hệ đại học chính quy khóa III, cụ thể như sau: Hướng dẫn đăng ký xét tuyển:  Cách 1: Sau khi có điểm THPT Quốc gia năm 2018, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển THPT Quốc gia năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (//thisinh.thithptquocgia.4pal.net/Account/Login?ReturnUrl=%2f). Bổ sung mã trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (THU) và các ngành đào tạo của Nhà trường vào trong danh sách trường và ngành của thí sinh đã chọn. Cách 2: Nộp giấy chứng nhận kết quả THPT Quốc gia năm 2018, hồ sơ gồm: 01 Phiếu đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung (theo mẫu của Nhà trường) 01 Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời/Bản sao bằng tốt nghiệp 01 Giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018 Hình thức nộp hồ sơ: Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trường hoặc chuyển phát qua đường bưu điện về địa chỉ: Văn phòng Nhà trường – Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam Hotline: (+84)-86 821 74 06 hoặc (+84)24-6664 0325 Địa chỉ: ST-01, Khu đô thị Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.   Link thông báo tuyển sinh năm 2018: //4pal.net/tuyen-sinh THUV.

Có nên học ngành điều dưỡng

Điều dưỡng được đánh giá là một trong những ngành hot hiện nay, thế nhưng các bạn học sinh trước khi quyết định học ngành này vẫn nên có những tìm hiểu thật kỹ về kiến thức, kỹ năng cần có và cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những kiến thức cần thiết để giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên học ngành điều dưỡng hay không. Xem thêm: Ngành điều dưỡng nên học trường nào Ngành điều dưỡng đại học lấy bao nhiêu điểm Tại sao chọn ngành điều dưỡng hiện nay 1. Ngành điều dưỡng phù hợp với ai? Điều dưỡng viên là nghề không kén chọn giới tính. Người điều dưỡng có thể là nữ hoặc là nam, chỉ cần người đó có đủ kiến thức nền tảng và chuyên sâu, có các kỹ năng cần thiết và có phẩm chất đạo đức tốt trong nghề, đặc biệt với những người có đam mê và mong muốn cống hiến hết mình cho ngành y thì điều dưỡng viên sẽ là một công việc phù hợp. Ngành điều dưỡng sẽ phù hợp hơn cả với những ai có các phẩm chất và tính cách sau đây: Chăm chỉ, cẩn thận: người điều dưỡng là người trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, vì vậy mọi thao tác, kỹ năng phải cẩn thận và không để xảy ra sai sót. Nhanh nhẹn, hoạt bát: điều dưỡng viên phải thực sự chủ động trong mọi tình huống. Nhưng sự chủ động ở đây không có nghĩa là tự ý quyết định hành động mà vẫn phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chịu được áp lực: có thể nói đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng dành cho tất cả những ai muốn theo đuổi và làm việc trong ngành y. Biết cách giao tiếp cơ bản với bệnh nhân: không chỉ là cầu nối giữa bác sĩ và bệnh nhân, điều dưỡng viên còn là người trực tiếp nói chuyện với bệnh nhân về tình hình sức khỏe, các cách chữa bệnh,.. Chính vì vậy khả năng giao tiếp cơ bản là rất cần thiết. 2. Học đại học điều dưỡng ra làm gì? Cử nhân điều dưỡng khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại nhiều bệnh viện, cơ sở y tế trong nước và có thể tu nghiệp để định cư ở nước ngoài. Cử nhân điều dưỡng là người thực hiện các công việc như: thực hiện tốt các y lệnh của bác sĩ; thực hiện đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc người bệnh; tư vấn, giáo dục về sức khỏe cho người bệnh; tham gia các hoạt động y tế tại địa phương như công tác tuyên truyền, tư vấn, phát hiện sớm bệnh dịch; làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia vào việc tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và các nhân viên y tế; … Ngoài các công việc tại bệnh viện hay cơ sở y tế trong nước, cử nhân điều dưỡng sau khi ra trường còn có cơ hội được học tập và làm việc tại các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, những nơi đang thiếu hụt nhân lực trong ngành điều dưỡng. Hiện nay có một số trường Y khoa của Việt Nam có liên kết với các trường của nước ngoài để tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập và làm việc trong môi trường quốc tế, điển hình nhất là trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam. Mức lương điều dưỡng viên tại Nhật Bản có thể đạt 130.000 – 140.000 yên/ tháng (nguồn: Chương trình điều dưỡng, hộ lý làm việc tại Nhật Bản). 3. Ngành điều dưỡng có dễ xin việc không? Nhu cầu về nhân lực ngành điều dưỡng ở nước ta hiện đang ở mức cao. Tới năm 2020, dự kiến Việt Nam cần tới 220.000 điều dưỡng viên, trong khi con số đó chỉ đạt 130.000 vào năm 2018. Sự chênh lệch nhân lực ngành điều dưỡng tại các vùng miền cũng tăng cao. Chỉ có 9% số điều dưỡng viên làm việc tại các tuyến trung ương, trong khi hơn 90% số điều dưỡng viên làm việc tại các bệnh viện cấp tỉnh và các cơ sở y tế. Chính sự thiếu hụt và không cân bằng nhân lực của ngành điều dưỡng đã khiến ngành này trở nên cực hot trong những năm gần đây. Mỗi sinh viên khi tốt nghiệp điều dưỡng với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức tốt hoàn toàn có thể xin được một công việc ổn định với mức lương tốt. Không chỉ ở Việt Nam mà nhân lực ngành điều dưỡng trên thế giới còn đang thiếu trầm trọng. Ở Mỹ, số điều dưỡng thiếu hụt tính đến năm 2020 lên đến hơn 400.000 người. Trong khi ở Nhật, một nước có dân số già, cứ 5 người thì có 4 người tuổi trên 75 và cần có điều dưỡng. Chính vì vậy, sinh viên học ngành điều dưỡng sau khi ra trường còn có cơ hội làm việc tại nước ngoài với một mức lương ổn định. 4. Bảng lương ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng ở nước ta là một trong những ngành có mức lương ổn định và rất cao trong xã hội, nhất là với những sinh viên mới ra trường. Lương của điều dưỡng viên phụ thuộc vào kinh nghiệm, chức danh, vị trí. Thông thường, sinh viên mới ra trường có mức lương khoảng 3-5 triệu/tháng, sau này có thể tăng lên tới 20 triệu/tháng. Sau đây bảng cách xếp lương ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế  và Bộ Nội vụ: Chức danh nghề nghiệp Hệ số lương Điều dưỡng hạng II Hệ

Thêm một cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho sinh viên tốt nghiệp trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam

Biên bản ghi nhớ về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với Bệnh viện Kobari Nhật Bản Hiệu trưởng TS.Kusumi Mari và chủ tịch Bệnh viện Kobari Ngày 30/05/2018, Hiệu trưởng trường Đại học y khoa Tokyo Việt  Nam và chủ tịch Bệnh viện Kobari đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc bệnh viện Kobari cam kết tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam. Toàn cảnh bệnh viên Kobari Bệnh viện Kobari được thành lập từ năm 1955 tại thành phố Noda thuộc tỉnh Chiba, Nhật Bản. Đây là bệnh viện đa khoa lớn với qui mô 350 giường bệnh được chia thành 3 tòa nhà chính, với các khoa như khoa nội tổng quát, khoa ngoại chấn thương chỉnh hình, khoa nhi, khoa phụ sản, trung tâm lọc máu… Bệnh viện Kobari đang hướng đến cung cấp tổng hợp dịch vụ phúc lợi, ý tế, chăm sóc sức khỏe, cung cấp dịch vụ đa dạng như khám chữa, khám sức khỏe, chăm sóc, tăng cường sức khỏe không chỉ ở bệnh viện mà cả những dịch vụ y tế tổng hợp gắn với cộng đồng. Để được làm việc tại bệnh viện Kobari theo chương trình liên kết của nhà trường, sinh viên cần phải vượt qua bài thi về yêu cầu chuyên môn và các kỹ năng cần thiết trong công việc tại bệnh viện. Khi đó, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam sẽ được giao việc tương xứng với năng lực, giúp phát huy và học hỏi chuyên môn và được hưởng chế độ phúc lợi như những nhân viên người Nhật đồng cấp. Các bạn sinh viên chỉ cần nỗ lực hoàn thành tốt chương trình đào tạo tại Trường Đại học y khoa Tokyo Việt Nam là hoàn toàn có khả năng thi đỗ bài thi đầu vào của Bệnh viên Kobari nhé! Một số hình ảnh của Bệnh viện Kobari: THUV

Ngành điều dưỡng có dễ xin việc không

Chọn ngành này ra trường làm gì, ngành điều dưỡng có dễ xin việc không, mức lương khoảng bao nhiêu là những câu hỏi mà các em học sinh trước khi đặt bút điền vào tờ đăng ký nguyện vọng luôn quan tâm. Những năm gần đây, ngành Y nói chung và các ngành thuộc hệ thống ngành Y như ngành điều dưỡng nói riêng đang rất hot. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ngành điều dưỡng cũng như cơ hội việc làm của nó. Xem thêm: Có nên học ngành điều dưỡng Tại sao chọn ngành điều dưỡng Ngành điều dưỡng đại học lấy bao nhiêu điểm 1. Học đại học điều dưỡng ra làm gì? Điều dưỡng là nghiệp vụ y tế giữ vai trò chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị cho đến khi phục hồi, giảm thiểu tối đa nguy cơ sang chấn, tái bệnh của bệnh nhân. Chúng ta đừng lầm tưởng mà đánh đồng điều dưỡng viên và y tá, so với y tá, công việc của điều dưỡng viên đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và rộng hơn. Không chỉ đơn giản thực hiện y lệnh của bác sĩ như y tá, người điều dưỡng viên cần linh hoạt, am hiểu về bệnh lý và tâm lý của bệnh nhân, giúp quá trình điều trị và phục hồi diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Sinh viên học ngành điều dưỡng sau khi ra trường có thể công tác nghiệp vụ điều dưỡng tại các bệnh viên, cơ sở y tế. Tại đây, các nghiệp vụ mà một điều dưỡng viên có thể làm ví dụ như: kiểm tra, giám sát tình trạng bệnh nhân; hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc trong quá trình điều trị; thông báo tình trạng với bác sĩ để có thể điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp; là cầu nối giữa bệnh nhân với bác sĩ; là người bạn “xoa dịu” nỗi đau thể xác lẫn tinh thần cho bệnh nhân; lập kế hoạch giúp bệnh nhân và gia đình kiểm soát, phòng ngừa tái bệnh… Một điều dưỡng viên giỏi hoàn toàn đủ khả năng lập kế hoạch và tổ chức quy trình điều dưỡng. Đồng thời, làm quản lý và đào tạo cán bộ điều dưỡng mới vào nghề. Điều dưỡng viên cũng có thể tham gia các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại địa phương như công tác phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cộng đồng… Nhiều người quan niệm cho rằng, học điều dưỡng nhất định phải làm việc tại bệnh viên, tuy nhiên, sau khi được đào tạo ngành điều dưỡng, bạn có thể tham gia công tác y tế tại địa phương; học lên cao để lấy học vị sau đó giảng dạy tại các trường học, cơ sở y tế; thậm chí ở Đức, tại các viện dưỡng lão hay trong gia đình có người cần chăm sóc đều cần đến điều dưỡng viên. 2. Ngành điều dưỡng có dễ xin việc không? Ngành điều dưỡng nước ta luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, nhất là khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao trong khi những người đáp ứng đủ chuyên môn lại rất ít. Tình trạng quá tải bệnh viện thường xuyên xảy ra, tình trạng một điều dưỡng viên chăm sóc cho nhiều bệnh nhân không còn xa lạ. Thêm vào đó, dân số nước ta đang bước vào thời kì già hóa dân số, nhu cầu về điều dưỡng viên tăng vì số người già cần chăm sóc ngày càng nhiều. Không nói đâu xa, chỉ nhìn vào tỷ lệ “chọi” cao của các trường đại học chuyên ngành điều dưỡng là đủ thấy sức hút của ngành này. Những năm gần đây, tỷ lệ chọi của ngành điều dưỡng các trường đại học lên tới 1:20 , thậm chí 1:30. Mức độ quan tâm xã hội lớn nhưng số lượng đào tạo lại ít chính là yếu tố đảm bảo chất lượng đầu ra cho sinh viên theo học ngành điều dưỡng. Ở Canada năm 2016 thiếu khoảng 113.000 điều dưỡng viên, trong khi con số này ở Mỹ là 100.000 và dự kiến tăng lên hơn 430.000 vào năm 2020. Hay như tại Nhật Bản, một đất nước có dân số già mà theo thống kê đến năm 2025, cứ 5 người Nhật sẽ có 4 người trên 75 tuổi thì tình trạng thiếu điều dưỡng viên ngày càng trầm trọng. Vì vậy, sinh viên theo học điều dưỡng không chỉ có cơ hội làm việc tại Việt Nam mà còn có thể làm việc tại nhiều nước khác trên thế giới. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1 bác sĩ sẽ cần 3.5 điều dưỡng viên, tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, 1 bác sĩ chỉ có khoảng 1.9 điều dưỡng viên. Nước ta hiện nay có khoảng 130.000 điều dưỡng viên trong khi dự kiến đến năm 2020, nước ta cần đến 220.000 điều dưỡng viên. Hơn 90% điều dưỡng viên hoạt động tại các cơ sở, bệnh viện cấp tỉnh và chỉ có gần 9% làm việc tại tuyến trung ương. Ngành điều dưỡng đang thật sự thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Qua đó, có thể khẳng định ngành điều dưỡng là ngành có đầu ra rất được đảm bảo không chỉ tại Việt Nam và còn trên thế giới. 3. Mức lương cho ngành điều dưỡng tại Việt Nam là bao nhiêu? Trong những ngành có thu nhập cao nhất thì “nhất y nhì dược”, ngành điều dưỡng cũng không phải ngoại lệ. Thực tế, mức lương điều dưỡng

Ngành điều dưỡng thi môn gì

Chỉ một thời gian ngắn nữa, các bạn thí sinh sẽ tiến hành nộp đơn dự tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng ngành Y, vì vậy thông tin về môn thi, môn học, chương trình học của ngành là điều tối cần thiết các bạn cần phải nắm được. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin ngành điều dưỡng thi môn gì và chương trình học của ngành điều dưỡng, ngành học đang trở nên “hot” nhất trong những năm gần đây. Xem thêm: Ngành điều dưỡng có dễ xin việc hay không Có nên học ngành điều dưỡng hay không Ngành điều dưỡng nên học trường nào 1. Chương trình học điều dưỡng 1.1. Mục tiêu đào tạo Về kiến thức Sinh viên theo học ngành điều dưỡng sau khi ra trường phải có những kiến thức vững vàng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chuyên ngành; nắm được các nguyên tắc thực hành điều dưỡng, chăm sóc bệnh nhân; có kiến thức về duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Về kỹ năng Người điều dưỡng phải thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp như sử dụng thuốc an toàn, phù hợp; thực hiện tốt các y lệnh của thầy thuốc, chăm sóc phù hợp với văn hóa người bệnh; tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng một cách tốt nhấ; tham gia vào công tác quản lý ngành, … Về thái độ Người điều dưỡng phải là người thực hiện nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; thái độ trung thực, khách quan, tôn trọng người bệnh và cộng đồng; không ngừng học hỏi, có ý thức phát triển nghề nghiệp. 1.2. Thời gian đào tạo Thời gian đào tạo ngành điều dưỡng hệ đại học là 4 năm. 1.3. Khối lượng kiến thức Kiến thức giáo dục đại cương bao gồm cả các môn học giáo dục thể chất và giáo dục an ninh – quốc phòng. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong đó có kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành. Kiến thức bổ trợ (các môn học tự chọn). Đi thực tế nghề nghiệp. Thi tốt nghiệp và khóa luận. 1.4. Thang điểm Hầu hết các trường hiện nay đều đào tạo ngành điều dưỡng theo hình thức tín chỉ và thang điểm sẽ tính theo học chế tín chỉ. 2. Ngành điều dưỡng thi khối nào? Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với tất cả các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp thì ngành điều dưỡng thi khối B với các môn thi chính là Toán – Hóa – Sinh. Tuy nhiên với sự thay đổi hình thức thi và xét tuyển như những năm trở lại đây, các trường sẽ tiến hành xét tuyển dựa trên kết quả thi Trung học phổ thông và nhiều trường tiến hành xét tuyển thêm các tổ hợp môn mở rộng. 3. Ngành điều dưỡng thi môn gì? Thí sinh muốn thi vào ngành điều dưỡng sẽ phải dựa trên kết quả thi của tổ hợp môn Toán – Hóa – Sinh. Một số trường xét tuyển thêm các tổ hợp môn mở rộng như Toán – Lý – Hóa, Toán – Hóa – Anh, Văn – Hóa – Sinh, … Như vậy, các bạn học sinh không cần học chuyên 3 môn Toán – Hóa – Sinh vẫn có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành điều dưỡng của các trường y. 4. Các môn học ngành điều dưỡng Khi trở thành sinh viên ngành điều dưỡng, các bạn sẽ trải qua các môn học từ cơ bản đến nâng cao, từ cơ sở đến chuyên ngành để hoàn thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc. Ngành điều dưỡng sẽ có những môn học chính sau đây: 4.1. Các môn khoa học xã hội: Tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam Giáo dục thể chất Giáo dục quốc phòng – an ninh. Các môn khoa học xã hội nhằm đem đến những kiến thức nền tảng để sinh viên tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, bên cạnh đó, các môn học về thể chất sẽ giúp sinh viên có được thể lực dẻo dai, đáp ứng yêu cầu của ngành điều dưỡng. 4.2. Các môn khoa học tự nhiên: Xác suất, thống kê y học. Vật lý đại cương Hóa học đại cương Sinh học và di truyền Tin học, ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật, …) Đây cũng là các môn học cơ sở, cung cấp những kiến thức đại cương và ngành và tạo nền tảng vững chắc để sinh viên tiếp thu những kiến thức chuyên môn. 4.3. Kiến thức y học cơ sở: Di truyền y học Giải phẫu học Sinh lý học Hóa sinh Vi sinh vật  ký sinh trùng Y đức Miễn dịch – sinh lý bệnh Dược lý Mô phôi. 4.4. Modul nghề chính điều dưỡng đa khoa: Điều dưỡng cơ sở 1 Điều dưỡng cơ sở 2 Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội khoa Điều dưỡng chuyên khoa hệ ngoại khoa Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực Chăm sóc sức khỏe trẻ em 4.5. Modul nghề phụ 1: Sức khỏe sinh sản Sức khỏe hành vi Sức khỏe – môi trường và vệ sinh Quản lý và tổ chức y tế 4.6. Modul nghề phụ 2: Chăm sóc sức khỏe người tâm thần Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Y học cổ truyền 4.7. Hỗ trợ bắt buộc: Kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực